Dấu hiệu nhận biết bệnh tăng huyết áp

1. Huyết áp là gì ?
Huyết áp được hiểu đơn giản là áp lực của máu lên thành mạch để đưa máu từ tim đến nuôi dưỡng các bộ phận trong cơ thể. Tăng huyết áp khi huyết áp bằng hoặc lớn hơn 130/80mmHg
Khi đo huyết áp, người ta dùng 2 số đo là huyết áp tâm thu (số đứng trước) và huyết áp tâm trương (số đứng sau) ví dụ như 120/80mmHg (chỉ số bình thường). Bạn bị cao huyết áp khi một hoặc cả hai chỉ số quá cao so với bình thường, chẳng hạn như 140/90mmHg.

2. Khi nào bệnh nhân bị tăng huyết áp ?
Tăng huyết áp là tình trạng huyết áp tăng cao, bệnh nhân có thể được chẩn đoán là Tăng huyết khi:
– Bệnh nhân được xem là cao huyết áp khi chỉ số huyết áp tâm thu từ 140mmHg trở lên và/ hoặc chỉ số huyết áp tâm trương từ 90mmHg trở lên, trong ít nhất 2 lần thăm khám.
– Huyết áp đo tại nhà trung bình: Huyết áp tâm thu ≥ 135mmHg và/hoặc Huyết áp tâm trương ≥ 85 mmHg.

3. Cơn tăng huyết áp là gì ?
Mặc dù ít gặp, huyết áp của một số người có thể tăng lên mức > 180/120mmHg. Tình trạng này được gọi là Cơn tăng huyết áp.
Cơn tăng huyết áp được chia thành 2 nhóm: Cơn tăng huyết áp cấp cứu và Cơn tăng huyết áp khẩn trương.
– Tăng huyết áp cấp cứu: là cơn tăng huyết áp có kèm theo tổn thương 1 cơ quan khác mới xuất hiện. Đây là một tình trạng có thể gây nguy hiểm tới tính mạng và cần chăm sóc y tế càng sớm càng tôt.


– Tăng huyết áp khẩn trương: là cơn tăng huyết áp mà bác sỹ không tìm thấy bất kỳ tổn thương nào khác mới xuất hiện kèm theo.

4. Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp?


– Tăng huyết áp là một bệnh mạn tính không lây liên quan đến dinh dưỡng và lối sống→ điều trị suốt đời nhằm duy trì bệnh ở mức ổn định, tránh các biến chứng
– Yếu tố nguy cơ:
+ Tiền sử gia đình: Nếu trong gia đình của bạn có người mắc bệnh cao huyết áp thì nguy cơ bạn cũng mắc bệnh này rất cao
+ Lối sống: stress, rượu, thuốc lá, béo phì, không tập thể dục, rối loạn chuyển hóa, ăn mặn, tiếp xúc Natri sớm và tuổi tác
+ Tuổi tác càng lớn, nguy cơ bị tăng huyết áp càng cao.
+ Chế độ ăn giàu chất béo, nhất là chất béo bão hòa. .
+ Giới tính: Đàn ông sau 45 tuổi có nhiều khả năng bị cao huyết áp hơn phụ nữ. Phụ nữ có nguy cơ bị huyết áp cao sau mãn kinh.
+ Lười vận động, không tập luyện thể dục.
+ Mắc các bệnh mạn tính như đái tháo đường, tim mạch…
+ Uống nhiều bia, rượu.

5. Triệu chứng cao huyết áp cần ghi nhớ ?
Tăng huyết áp còn được gọi là “sát thủ thầm lặng” do thường không có triệu chứng hoặc triệu chứng không rõ ràng. Tuy nhiên, Cơn tăng huyết áp thường có những triệu chứng rõ ràng, bao gồm:
– Nhìn mờ hoặc thay đổi tầm nhìn
– Đau đầu, chóng mặt
– Buồn nôn, nôn
– Lú lẫn
– Co giật, hôn mê.
– Tê, yếu ở chân, tay. Méo miệng
– Nói khó
– Khó thở
– Đau ngực
– Lo lắng, vã mồ hôi
– Tiểu ra máu hoặc thay đổi số lượng nước tiểu

6. Những biến chứng nguy hiểm khi bị tăng huyết áp?
– Suy tim: Tim phải làm việc quá sức để bơm máu đi nuôi cơ thể, lâu ngày khiến tim bị to ra và yếu đi.
– Suy thận: Các mạch máu trong thận bị hẹp lại gây suy thận.
– Đột quỵ, nhồi máu cơ tim: Nguy cơ xơ vữa động mạch ở người bị tăng huyết áp rất cao. Thành mạch bị xơ cứng có thể dẫn đến đột quỵ, đau tim, nhồi máu cơ tim.
– Phình động mạch: Huyết áp cao có thể gây phình động mạch, dẫn đến chảy máu nội bộ, đe dọa tính mạng.
– Biến chứng não: Xuất huyết não, nhồi máu não, mất trí nhớ do động mạch bị thu hẹp.
– Hội chứng chuyển hóa: Rối loạn chuyển hóa của cơ thể như tăng nồng độ insulin, tăng vòng eo, giảm HDL-C…
– Xuất huyết võng mạc: Các mạch máu trong mắt bị vỡ, gây ra nhiều vấn đề về thị lực, nguy hiểm hơn là mù lòa.

7. Phải làm gì khi huyết áp tăng quá cao ?
– Khi thấy có bất kỳ dấu hiệu nào nêu ở trên đặc biệt kèm theo huyết áp tăng cao, cần bình tĩnh, nằm hoặc ngồi nghỉ tại nơi yên tĩnh, tránh đi lại và thay đổi tư thế đột ngột
– Không tự ý sử dụng bất kỳ thuốc nào
– Liên hệ với bác sỹ đang điều trị tăng huyết áp hoặc bác sỹ gia đình hoặc Đơn vị cấp cứu – Bệnh viện Gia Đình: 02363622391 để được tư vấn
– Đến ngay cơ sở y tế, trong lúc chờ đợi có thể đo lại huyết áp sau 15 – 30 phút
– Khi tới cơ sở y tế, bệnh nhân nên mang theo hồ sơ, tài liệu liên quan đến tình trạng sức khoẻ của mình. Đặc biệt là đơn thuốc, bảng theo dõi huyết áp tại nhà.

8. Điều trị bệnh cao huyết áp ?
– Tại Đơn vị Cấp cứu, bệnh nhân sẽ được đo huyết áp lại một cách cận thận để xác định chính xác con số huyết áp của bệnh nhân.
– Bệnh nhân sẽ được thăm khám cẩn thận và được chỉ định những cận lâm sàng cần thiết tuỳ tình trạng của bệnh nhân để phát hiện những tổn thương mới xuất hiện cùng với cơn tăng huyết áp gồm:
+ Điện tâm đồ
+ Siêu âm tim
+ Xét nghiệm máu và nước tiểu
+ Chụp CT Scanner / MRI sọ não và ngực
– Tuỳ từng tình huống, bác sỹ sẽ lựa chọn phương án điều trị tối ưu nhất cho mỗi bệnh nhân bao gồm dùng thuốc hạ huyết áp đường uống hoặc đường tĩnh mạch đồng thời có can thiệp chuyên khoa ngay khi phát hiện những tổn thương mới xuất hiện.
– Nếu bệnh nhân được chẩn đoán là Cơn tăng huyết áp khẩn trương, sau khi tình trạng ổn định, bệnh nhân sẽ được tiếp tục được điều trị với các bác sỹ chuyên khoa Tim mạch và theo dõi sát.
– Nếu bệnh nhân được chẩn đoán là Cơn tăng huyết áp cấp cứu, bệnh nhân sẽ được nhập viện điều trị và theo dõi liên tục tại khoa Hồi sức tích cực.

9. Phòng tránh, ngăn ngừa bệnh tăng huyết áp ?


– Tuân thủ việc điều trị Tăng huyết áp bao gồm chế độ thuốc và chế độ dinh dưỡng do bác sỹ chuyên khoa Tim mạch tư vấn.
– Tập thể dục thường xuyên, ít nhất 30 phút mỗi ngày
– Giảm cân nếu bệnh nhân thừa cân.
– Tránh lo lắng, căng thẳng, stress.
– Bỏ thuốc lá, hạn chế tối đa sử dụng chất kích thích

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Điều trị cười hở lợi

1. Cười hở lợi là gì? - Cười hở lợi hay cười lộ nướu là tình trạng lộ nướu hàm trên quá mức khi cười,...