Điều trị và chăm sóc đỡ đẻ thường ngôi chỏm

1. Thủ thuật đỡ đẻ thường ngôi chỏm là gì?
– Đỡ đẻ thường ngôi chỏm là thủ thuật tác động vào thì sổ thai để giúp cuộc đẻ được an toàn theo đường âm đạo mà không cần can thiệp, ngoại trừ một số trường hợp cần cắt tầng sinh môn.

2. Đở đẻ thường ngôi chỏm được chỉ định khi nào?
– Thai ngôi chỏm; đầu đã lọt thấp, thập thò ở âm hộ và chuẩn bị sổ.

3. Những điều cần biết khi dùng thuốc giảm đau trong đẻ thường ngôi chỏm?
– Thuốc giảm đau được sử dụng khi theo dõi sinh và trong quá trình rặn,
– Do có sự giảm đau nên thai phụ thường ít có cảm giác mót rặn khi có cơn gò tử cung.
– Thai phụ sử dụng thuốc giảm đau sẽ không cần dùng thêm thuốc tê tại chổ khi cắt may hoặc khi thực hiện các thủ thuật kiểm soát buồng tử cung (soát tử cung bằng tay hoặc bóc nhau bằng tay khi may tầng sinh môn nếu có).

4. Cách hít thở cho thai phụ khi đở đẻ thường ngôi chỏm?
* Thai phụ cần tập trung dựa vào chu kỳ của đau bụng (cơn gò tử cung) để hít thở đúng cách:
– Lúc cảm thấy cơn đau, tức là có cơn co bắt đầu xuất hiện.
– Thai phụ nên thở nhanh dần, hít bằng mũi và thở ra bằng miệng.
– Đến khi cơn đau tăng dần, thai phụ sẽ thở nhanh và nông hơn, khi thở đúng sẽ có âm thanh rít như tiếng huýt sáo nhỏ.
– Khi cơn đau giảm dần thì thai phụ nên thở chậm hơn, sâu hơn, vừa thở vừa thư giãn, để lấy lại năng lượng chuẩn bị cho cơn co tử cung kế tiếp.

5. Cách rặn đẻ cho thai phụ?

Thai phụ nên rặn đẻ theo sự hướng dẫn của nhân viên y tế

– Khi đến cơn gò đau bụng, thai phụ nên hít sâu một hơi dài bằng mũi và bắt đầu nín thở để rặn đẻ.
– Khi rặn nên dồn hơi xuống bụng, không nên dồn hơi lên mặt và rặn giống như mình đang đi cầu bón.
– Nên hít thở và rặn 2 cơn trong 1 cơn gò.
– Sau mỗi lần rặn đẻ, nên nghỉ và hít thở khoảng 50 – 60 giây để bình tĩnh hơn và chuẩn bị cho cơn gò thứ hai.
– Rặn đẻ trong lúc có cơn gò tử cung sẽ hiệu quả và dễ dàng hơn so với lúc không có cơn gò.

6. Khi rặn sinh, tư thế của thai phụ nên như thế nào?
– Nằm gối đầu cao một góc 45 độ.
– Phần mông nâng lên một chút.
– Hai tay nắm lấy 2 càng của bàn sinh.
– Hai chân đạp mạnh vào giá đỡ chân.

7. Các mốc thời gian quan trọng mà thai phụ cần biết
7.1. Thời gian đở đẻ thường ngôi chỏm?
* Từ khi cổ tử cung mở hết đến khi thai sổ ra ngoài:
– Con so: 30 phút – 2 giờ, trung bình 50 phút.
– Con rạ: 15 phút – 1 giờ, trung bình 20 phút.

7.2. Thai phụ rặn đẻ vào thời điểm nào?
* Thai phụ rặn đẻ khi nhân viên y tế thăm khám xác nhận:
– Cổ tử cung mở hết.
– Ngôi thai đã lọt.
– Có cảm giác mót rặn cùng với sự xuất hiện của đau bụng (cơn go tử cung).

7.3. Thời điểm đỡ đẻ thường ngôi chỏm
– Cổ tử cung đã mở hết.
– Ngôi thai đã lọt và thập thò ở âm môn làm tầng sinh môn căng giãn, hậu môn loe rộng.
– Ối đã vỡ hoặc đã bấm ối.
– Đối với trường hợp sau khi bấm ối: Ối có màu xanh, tim thai suy (nhịp tim thai chậm <120 lần / phút hoặc tim thai nhanh >160l/p) không phục hồi dù đã thực hiện hồi sức sẽ chuyển qua phương pháp mổ lấy thai cho thai phụ.

8. Những biến chứng nào có thể xảy ra trong quá trình đẻ thường ngôi chỏm?
8.1. Đối với mẹ
– Băng huyết sau sinh.
– Vỡ tử cung.
– Tụ máu âm đạo, tầng sinh môn.

8.2. Đối với con
– Suy thai – ngạt.
– Tổn thương đám rối thần kinh cánh tay.

9. Thai phụ được chăm sóc như thế nào sau đẻ thường ngôi chỏm tại bệnh viện Đa khoa Gia Đình?

Tại Bv Gia Đình, em bé sinh ra sẽ được tiếp xúc da kề da và kẹp rốn muộn

– Trẻ tiếp xúc da kề da trên bụng mẹ.
– Tiêm Oxytocin phòng chống chảy máu tử cung.
– Kẹp dây rốn muộn cho trẻ sơ sinh.
– Đở nhau.
– Kiểm tra nhau.
– Xoa đáy tử cung.
– May tầng sinh môn nếu có cắt tầng sinh môn.
– Hỗ trợ tư vấn, hướng dẫn thai phụ cho trẻ bú sớm, bú mẹ hoàn toàn, nuôi con bằng sữa mẹ.

10. Thai phụ cần làm gì khi nhân viên y tế kiểm tra buồng tử cung?
– Trước khi thực hiện thủ thuật, thai phụ được thông tiểu, sử dụng thuốc giảm đau.
– Sau kiểm tra, thai phụ được vệ sinh lại âm hộ, tầng sinh môn.
– Dùng thuốc tăng co bóp tử cung theo chỉ định của Bác sỹ.
– Thai phụ cần giữ bình tĩnh, hít thở thả lỏng người, không gồng, không căng thẳng trong quá trình kiểm tra.

11. Cắt và khâu tầng sinh môn: Thai phụ cần biết
11.1. Những lý do cần phải cắt tầng sinh môn?
11.1.1. Về phía thai phụ
– Tầng sinh môn cứng, dày, hẹp.
– Âm hộ và tầng sinh môn phù nề do chuyển dạ kéo dài, cần thăm khám nhiều.
– Bệnh lý của mẹ cần cho thai phải sổ nhanh để đảm bảo sức khỏe như suy tim, tiền sản giật, cao huyết áp,…

11.1.2. Về phía thai nhi
– Thai lớn phần đầu hoặc toàn bộ.
– Các kiểu sổ bất thường như sổ chẩm cùng, ngôi mặt, ngôi mông.
– Thai non tháng, thai có nguy cơ bị ngạt.

11.2. Những điều thai phụ cần biết trước khi cắt khâu tầng sinh môn?
– Giữ cơ thể thư giãn, giữ tâm lý thoải mái
– Thai phụ sẽ được gây tê tại chỗ, hoặc đặt thuốc giảm đau trước khi thực hiện thủ thuật.
– Đặt sonde tiểu nếu có.
– Sau thủ thuật, nhân viên y tế sẽ kiểm tra lại vết xước hoặc vết cắt.

11.3. Những biến chứng có thể xảy ra trong quá trình cắt may tầng sinh môn?
– Rách sâu âm đạo tầng sinh môn.
– Rách cơ vòng hậu môn.
– Chảy máu khi cắt.
– Khối máu tụ sau khi cắt.
– Đau nhiễm trùng vết may.

Đội ngũ bác sỹ sản phụ khoa tại FAMILY có trình độ chuyên môn cao, tận tâm giàu kinh nghiệm. Thường xuyên cập nhật và ứng dụng các kỹ thuật y tế tiến tiến nhất cùng với sự hỗ trợ của hệ thống phòng bệnh tiện nghi và chế độ chăm sóc đặc biệt dành cho mẹ và bé sẽ tạo nên sự thoải mái, thư giãn tối đa sau sinh để mẹ có thể nhanh chóng hồi phục, tận hưởng trọn vẹn những phút giây hạnh phúc bên con yêu.
Tại Khoa Phụ Sản Family Hành trình của Bố, Mẹ và Em bé sẽ là hành trình tuyệt vời nhất!

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Điều trị cười hở lợi

1. Cười hở lợi là gì? - Cười hở lợi hay cười lộ nướu là tình trạng lộ nướu hàm trên quá mức khi cười,...