Filler

1. Filler là gì?
Filler là thuật ngữ dung chung cho tất cả các chất làm đầy.
Filler có thể bao gồm các loại: Collagen, Hyaluronic acid, mỡ tự thân…
Trước đây người ta còn dùng Parafin, silicone lỏng làm filler. Tuy nhiên do có nhiều biến chứng nên đã không còn được sử dụng. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã nghiêm cấm sử dụng silicon làm chất làm đầy từ năm 1991.
Hiện nay, Filler được sử dụng phổ biến có thành phần là Hyaluronic acid.

2. Filler có tác dụng như thế nào?
Tiêm filler là tiêm chất làm đầy sinh học vào vùng thẩm mỹ nhằm làm đầy, tạo hình các vùng da trên cơ thể, nâng vùng mô dưới da để xóa nếp nhăn, tăng kích thước một số bộ phận trên cơ thể.

3. Filler được chỉ điều trị khi nào?
– Xóa các nếp nhăn tĩnh.
– Nâng mũi
– Làm đầy rãnh mũi má
– Làm đầy hõm má, thái dương, hõm dưới mắt.
– Làm đầy, tạo hình môi
– Làm đầy vùng ngực, mông
– Làm đầy sẹo lõm.

4. Chống chỉ định của filler trong trường hợp nào?
– Phụ nữ có thai và đang cho con bú
– Nhiễm trùng vùng trị liệu
– Cơ địa sẹo lồi
– Bệnh lý về máu chảy máu đông
– Teo da
– Bệnh da đang tiến triển ở vùng điều trị
– Tiền sử dị ứng filler
– Rối loạn chức năng cơ thể

5. Quy trình điều trị của filler ra sao?
– Bước 1: Bác sĩ tiến hành thăm khám và tư vấn cho khách hàng về sản phẩm và liều lượng phù hợp.
– Bước 2: Xác định đúng vị trí cần thực hiện tiêm filler.
– Bước 3: Chụp ảnh trước khi tiêm để thấy sự thay đổi trước và sau khi điều trị.
– Bước 4: Rửa mặt/vùng điều trị sạch sẽ.
– Bước 5: Ủ tê vùng da cần tiêm filler (40 – 50 phút) để khách hàng có cảm giác thoải mái trong suốt quá trình tiêm.
– Bước 6: Lau sạch kem bôi tê, sát trùng vùng điều trị.
– Bước 7: Tiến hành tiêm filler vào các vùng đã định trước với kỹ thuật tiêm và kim tiêm chuyên dụng.
– Bước 7: Bác sĩ kiểm tra và dặn dò khách hàng theo dõi, chăm sóc tại nhà sau tiêm.
– Bước 8: Sau 1 tuần quay lại Trung tâm để được thăm khám và kiểm tra hiệu quả sau tiêm.

6. Liệu trình điều trị như thế nào?
– Tiêm Filler là kỹ thuật khá an toàn, không cần thời gian nghỉ dưỡng.
– Hiệu quả có thể kéo dài từ 6 – 24 tháng tùy từng loại filler.
– Hiệu quả kéo dài bao lâu còn tuỳ thuộc vào vị trí tiêm, tuổi tác, loại da, lối sống và cách chăm sóc da của khách hàng.
– Có thể tiêm lại sau 1 – 2 năm tuỳ thuộc cơ địa.

7. Điều trị bằng filler có thể gây ra biến chứng gì?
– Đau, chảy máu và bầm tím.
– Sẩn, cục, đông vón, xuất hiện màu xanh do tiêm quá nông.
– Phản ứng dị ứng.
– Phản ứng hình thành u hạt xuất hiện từ vài tuần đến vài năm sau khi tiêm.
– Loét, nhiễm trùng
– Tắc mạch, hoại tử da, mù mắt.

8. Chăm sóc sau điều trị với filler thế nào?
– Có thể gặp dấu hiệu sưng nề và bầm tím sau tiêm. Khách hàng có thể chườm lạnh mỗi lần 10 – 15 phút, 2 – 3h một lần trong vài ngày đầu sau tiêm sẽ giúp giảm nhanh sưng nề và bầm tím.
– Rửa mặt nhẹ nhàng trong vài ngày đầu sau tiêm
– Không sờ nắn, massage, xông hơi tối thiểu 1 tuần sau tiêm
– Kiêng rượu bia, xông hơi, vận động mạnh 1 tuần sau khi tiêm.
– Nên nằm ngữa khi ngủ 1 tuần.
– Nên uống nhiều nước để duy trì hiệu quả lâu dài.
– Sử dụng kem dưỡng ẩm và chống nắng cho vùng da điều trị.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Điều trị cười hở lợi

1. Cười hở lợi là gì? - Cười hở lợi hay cười lộ nướu là tình trạng lộ nướu hàm trên quá mức khi cười,...