Hôn mê do tăng đường huyết

Trong bệnh lý Đái tháo đường, hôn mê nhiễm toan Ceton và hôn mê tăng áp lực thẩm thấu là hai biến chứng cấp tính đe dọa đến tính mạng người bệnh.
1. Làm thế nào để phân biệt nhiễm toan ceton và tăng áp lực thẩm thấu do tăng đường huyết?

2. Nguyên tắc điều trị hôn mê do tăng đường huyết

Bù dịch là một trong những nguyên tắc điều trị hôn mê do tăng đường huyết

– Bù dịch.
– Điều chỉnh rối loạn điện giải.
– Sử dụng insulin.
– Phát hiện sớm và điều trị đồng thời nguyên nhân.

3. Khi nào bạn cần nhanh chóng đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị?
– Glucose máu mao mạch > 13.9mmol/L.
– Mệt mỏi và/hoặc chán ăn, buồn nôn và nôn, đau bụng.
– Ăn nhiều, khát nhiều, uống nhiều, đái nhiều, gầy sút cân rõ rệt.
– Thở nhanh; có dấu hiệu mất nước: môi khô, da khô, cảm giác khát nhiều, mắt trũng, tiểu ít; hơi thở có mùi táo chín.
– Thay đổi tri giác: hốt hoảng, kích động, loạn thần, lơ mơ, ngủ gà, lẫn lộn, hôn mê, có thể kèm theo co giật.
– Bất thường về thần kinh khác như mất ngôn ngữ, liệt nhẹ một nửa người.

4. Làm gì để bảo vệ cho chính mình và người thân yêu?
– Biết cách tự theo dõi lượng glucose máu và ceton nước tiểu (que thử).
– Tuân thủ điều trị, khám, phát hiện và điều trị các bệnh lý đồng mắc.
– Liên hệ ngay với thầy thuốc khi có mắc thêm một bệnh khác và hoặc khi xuất hiện các triệu chứng bất thường như buồn nôn, sốt, đau bụng, ỉa chảy hoặc nồng độ glucose máu cao, ceton trong nước tiểu dai dẳng,… Đây là những dấu hiệu báo trước khả năng nhiễm toan ceton.
– Không bao giờ được tự ý giảm liều tiêm insulin, hoặc tự ý bỏ thuốc ngay cả khi mắc một bệnh khác.
– Thay đổi lối sống.
– Khám sức khỏe định kỳ cho bản thân và người thân trong gia đình.

Khoa Hồi sức tích cực – Chống độc với đội ngũ bác sỹ giỏi chuyên môn, khả năng chẩn đoán xử lý nhanh chóng, chuyên nghiệp; điều dưỡng viên giàu kinh nghiệm kết hợp trang thiết bị y khoa hiện đại; tiếp nhận, chăm sóc và điều trị 24/24 cho tất cả các trường hợp bệnh nhân mắc bệnh nặng có nguy cơ đe dọa tới tính mạng; giúp người bệnh mau chóng phục hồi sức khỏe.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Điều trị cười hở lợi

1. Cười hở lợi là gì? - Cười hở lợi hay cười lộ nướu là tình trạng lộ nướu hàm trên quá mức khi cười,...