Khàn giọng có thể nghĩ tới bệnh gì? những điều cần biết về bệnh hạt thanh đai

1. Hạt thanh đai là bệnh gì?
Hạt thanh đai là hai cái u nhỏ bằng nửa hạt gạo, hình tròn hoặc nhọn mọc trên bờ tự do của hai dây thanh, ở chỗ tiếp điểm của phần ba trước và phần ba giữa.

2. Triệu chứng của bệnh hạt thanh đai là gì?
– Khàn tiếng kéo dài.
– Nói hụt hơi, mau mệt.

3. Nguyên nhân nào gây bệnh hạt thanh đai?
– Viêm thanh quản mạn tính không được điều trị dứt điểm.
– Nói nhiều, nói to, nói liên tục trong nhiều giờ liền.

Người thường xuyên nói to, liên tục trong nhiều giờ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn

4. Biến chứng nếu không điều trị khi bị hạt thanh đai là gì?
– Khàn giọng kéo dài gây mất tự tin trong giao tiếp.
– Nói chóng hụt hơi, mau mệt.
– Nói không thành tiếng khi bệnh nặng.

5. Điều trị bệnh hạt thanh đai như thế nào?
– Nếu hạt thanh đai còn nhỏ có thể điều trị bằng cách nghỉ ngơi, hạn chế nói trong vòng 3 tuần.
– Nếu hạt thanh đai lớn chai, cứng điều trị bằng thuốc không cải thiện sẽ phải phẫu thuật cắt hạt thanh đai bằng phương pháp soi treo thanh quản.

6. Những biến chứng nào có thể xảy ra khi phẫu thuật?
Phẫu thuật thường nhẹ nhàng và ít biến chứng, tuy nhiên một số biến chứng ít gặp sau đây:
– Gãy hoặc mẻ răng.
– Rách niêm mạc họng.
– Chảy máu ít.
– Không cải thiện về giọng nói

7. Thời gian phẫu thuật mất bao lâu?
– Bệnh nhân vào viện có thể sẽ được phẫu thuật ngay trong ngày nếu tình trạng sức khỏe ổn định, các xét nghiệm trước mổ trong giới hạn bình thường.
– Phẫu thuật diễn ra khoảng 30-60 phút. Sau mổ bệnh nhân theo dõi trong vòng 24h có thể ra viện nếu tình trạng ổn định.

8. Những điều cần lưu ý trong thời gian nằm viện điều trị sau mổ?
8.1. Những biểu hiện bình thường diễn ra sau mổ
– Tình trạng nuốt đau nhẹ sẽ giảm dần ở những ngày sau mổ.
– Chóng mặt, buồn nôn do còn tác dụng của thuốc mê, tình trạng này sẽ hết khi thuốc mê hết tác dụng.
– Nước bọt có thể lẫn ít máu loãng từ vết cắt hạt thanh đai do vết mổ còn mới sau đó sẽ hết.

8.2. Biến chứng cần theo dõi và báo nhân viên y tế
– Đau họng, nuốt đau quá sức chịu đựng.
– Nước bọt lẫn máu đỏ tươi lượng nhiều và kéo dài.
– Chóng mặt nhiều, nôn.
– Dị ứng nổi mề đay, đau đầu tức ngực sau dùng thuốc điều trị.

8.3. Chế độ ăn
– Sau mổ 6h nếu bệnh nhân đã hết cảm giác buồn nôn có thể ăn cháo.
– Những ngày sau ăn uống bình thường không chất cay nóng tiêu ớt.
– Không uống rượu bia, hút thuốc lá trong thời gian 1 tuần sau mổ.

8.4. Chế độ sinh hoạt:
– Mặc quần áo bệnh viện.
– Vệ sinh răng miệng và tắm rửa vệ sinh bình thường.

9. Những điều cần biết sau khi ra viện
9.1. Theo dõi bênh
– Uống thuốc đúng hướng dẫn theo toa ra viện.
– Nếu trong quá trình uống thuốc có những triệu chứng bất thường như: ngứa, buồn nôn, chóng mặt, tức ngực, khó thở,… cần tới bệnh viện để được khám và xử trí.

9.2 Chế độ dinh dưỡng
– Uống nhiều nước 2.5 l/ngày, bổ sung thêm nước cam, chanh.
– Ăn uống bình thường tăng cường dinh dưỡng và rau, củ, quả.

Sau phẫu thuật nên bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, hạn chế thức ăn cay, nóng

– Hạn chế ăn các thức ăn chua, cay và có tính acid gây kích thích cổ họng.
– Không uống rượu bia, hút thuốc lá trong thời gian 1 tuần sau mổ.

9.3. Chế độ sinh hoạt và tập luyện
– Tắm rửa vệ sinh bình thường.
– Hạn chế nói to, nói nhiều.

10. Những triệu chứng bất thường cần phải tái khám?
– Đau họng tăng lên.
– Khàn giọng trở lại.

Là một trong những chuyên khoa trọng yếu của bệnh viện Gia Đình, Khoa Ngoại thực hiện điều trị ngoại khoa cho mọi lứa tuổi, tập chung chẩn đoán, xử lý, phẫu thuật,… tất cả những tổn thương và bệnh lý ảnh hưởng tới cơ thể.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào cần được hỗ trợ, đừng ngần ngại kết nối với Bác sỹ Family:

Để xem và tải ấn phẩm chất lượng cao, nhấn vào nút “Tải Xuống” phía dưới:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Điều trị cười hở lợi

1. Cười hở lợi là gì? - Cười hở lợi hay cười lộ nướu là tình trạng lộ nướu hàm trên quá mức khi cười,...