1. Vị trí tiêm
Chú ý: Vị trí tiêm nên thay đổi liên tục, không nên tiêm insulin vào cùng một vị trí mà nên thay đổi từng ngày.
Insulin sẽ được tiêm ở lớp mỡ dưới da. Các vị trí thường tiêm:
- Bụng: Tiêm cách rốn 3-4 cm, đây là vị trí hấp thu nhanh nhất so với các vị trí khác
- Bắp tay: Ở mặt sau, khoảng 1/3 giữa của cánh tay, nằm giữa vai và khuỷu tay
- Đùi: Vùng mặt trước ngoài, khoảng 1/3 giữa đùi
- Mông: Góc phần tư, bên ngoài, phía trên của mông
2. Bảo quản
Vì insulin sẽ bị mất tác dụng ở < 0 độ c hoặc > 40 độ c. Do đó:
- Insulin cần được bảo quản trong ngăn mát của tủ lạnh. Nhiệt độ thông thường từ 2 – 8 độ c
- Không được để ngăn đông và chỗ quá nóng
- Insulin mà có các lợn cợn thì không sử dụng được
3. Cách sử dụng
Bước 1: Chuẩn bị
+ Nếu bút tiêm được bảo quản lạnh, cần lấy ra khỏi tủ lạnh trước khi tiêm.
+ Đảm bảo tay của bạn sạch trước khi sử dụng bút tiêm.
+ Tháo nắp bút
+ Kiểm tra hình thức cảm quan của insulin. Dung dịch insulin trong suốt. Không dùng nếu dung dịch bị vẩn đục, có màu hoặc có hạt lợn cợn.
Bước 2: Gắn kim
Dùng một kim tiêm mới, vô khuẩn cho mỗi lần tiêm để tránh nhiễm khuẩn và việc kim bị tắc.
+ Khử trùng niêm cao su bằng cồn.
+ Tháo niêm bảo vệ của kim tiêm mới.
+ Để kim thẳng hàng với thân bút, và vẫn giữ thẳng hàng trong khi gắn vào. Nếu không, quá trình gắn có thể làm hỏng miếng niêm cao su của bút gây rò rỉ, hoặc gãy kim. Chú ý không gắn quá chặt.
+ Tháo và giữ lại nắp kim ngoài. (Bạn sẽ dùng nó để tháo kim sau khi tiêm)
+ Tháo nắp kim trong.
Bước 3: Làm test an toàn
Luôn làm test an toàn trước mỗi lần tiêm. Việc này đảm bảo bút tiêm và kim tiêm hoạt động bình thường và giúp loại bỏ bọt khí.
+ Vặn vòng chọn liều để chọn liều 2 đơn vị.
+ Cầm bút tiêm với đầu hướng lên trên
+ Gõ nhẹ buồng chứa insulin để đẩy bọt khí lên đầu kim.
+ Bấm hết chiều sâu nút tiêm. Kiểm tra xem insulin có trào ra ở đầu kim hay không.
+ Nếu không thấy insulin ở đầu kim, lặp lại test thêm 2 lần nữa. Nếu vẫn không thấy insulin ở đầu kim, có thể kim đã bị tắc. Thay kim khác và thử lại.
+ Nếu vẫn không thấy insulin sau khi thay kim, bút tiêm có thể đã bị hỏng và cần loại bỏ.
Bước 4: Chọn liều
+ Kiểm tra cửa sổ chỉ liều và đảm bảo đang hiển thị cho thấy số “0” sau khi test an toàn.
+ Chọn liều cần dùng bằng cách vặn vòng chọn liều. Nếu vặn quá liều cần thiết, bạn có thể vặn ngược lại. Không nên chọn liều lẻ như một nửa đơn vị, nếu không có thể bút sẽ bị kẹt khi sử dụng.
+ Kiểm tra buồng chứa insulin. Nếu bạn không thể vặn được đến liều cần dùng, có thể bút tiêm đang dùng không còn đủ insulin. Trong trường hợp này, không nên cố sức vặn vòng chọn liều, có thể tiêm lượng thuốc còn lại trong bút và bổ xung thêm bằng một bút tiêm mới.
Bước 5: Tiêm thuốc
+ Làm sạch phần da tiêm bằng bông cồn.
+ Giữ kim thẳng góc, chích kim vào da.
+ Dùng ngón cái, ấn nút tiêm hết cỡ. Chữ số trên cửa sổ chỉ liều sẽ chỉ về số “0”. Đếm chậm rãi đến 10 trước khi rút tiêm khỏi da để đảm bảo toàn bộ liều được tiêm hết.
Bước 6: Tháo và hủy kim tiêm
Sau khi tiêm, luôn luôn tháo kim ra để tránh nhiễm khuẩn, lọt khí và rò rỉ thuốc.
+ Đậy nắp ngoài vào kim tiêm và sử dụng nắp để vặn kim ra khỏi bút tiêm.
+ Hủy kim tiêm một cách an toàn.
+ Đậy nắp bút và bảo quản.