Nhồi máu cơ tim cấp những điều cần biết

1. Nhồi máu cơ tim là gì?
– Là tình trạng một vùng cơ tim bị hoai tử do một nhánh hoặc cả động mạch vành bị tắc, dẫn đến không có máu cung cấp cho vùng cơ tim đó.
2. Nguyên nhân nào gây ra nhồi máu cơ tim?

Xơ vữa động mạch vành là một trong những nguyên nhân chính gây nhồi máu cơ tim

– Xơ vữa động mạch vành.
– Cục máu đông có thể hình thành ở các vị trí đặt stent gây tắc nghẽn hoàn toàn động mạch vành.
– Sự thiếu hụt dòng máu đến nuôi cơ tim.
– Ngoài ra có các nguyên nhân như: Co thắt động mạch vành, bóc tách động mạch chủ, dị dạng động mạch bẩm sinh,…

3. Những triệu chứng của bệnh nhồi máu cơ tim?
Triệu chứng nhồi máu cơ tim không giống nhau ở tất cả các bệnh nhân, mức độ biểu hiện tùy thuộc vào mức độ nặng của bệnh, liên quan trực tiếp đến vùng hoại tử của cơ tim.
– Đau thắt ngực là triệu chứng điển hình của bệnh. Đau như bóp nghẹt ở phía sau xương ức hoặc vùng trước tim, đau lan vai trái và mặt trong tay trái cho đến tận ngón đeo nhẫn và ngón út. Một số trường hợp đau có thể lan lên cổ, cằm, vai, sau lưng, tay phải hoặc vùng thượng vị.
– Các rối loạn tiêu hóa: Tiêu chảy, cảm giác đầy bụng, ăn không tiêu,… hay hôn mê, rối loạn nhịp hay gặp trong nhồi máu cơ tim sau dưới.
– Nhịp tim nhanh, tiếng tim mờ, tiến ngựa phi, tăng huyết áp tăng hay tụt, tiếng thổi mới ở tim, rối loạn nhịp, ran ẩm ở phổi, dấu hiệu suy tim, phù phổi cấp.
– Đột tử cũng là một thể hay gặp của nhồi máu cơ tim cấp.

4. Biến chứng của nhồi máu cơ tim cấp là gì?
– Suy tim.
– Rối loạn nhịp tim.
– Sốc tim.
– Đột tử.
– Biến chứng cơ học cấp.
– Huyết khối.

5. Làm thế nào để kiểm soát và phòng ngừa nhồi máu cơ tim?

– Chế độ ăn uống hợp lý.
– Tập thể dục đều đặn.
– Tránh các hoạt động gắng sức quá mức.
– Kiểm soát cân nặng.
– Kiểm soát huyết áp.
– Điều chỉnh đường máu.
– Điều chỉnh Lipid máu.
– Bỏ thuốc lá, hạn chế bia rượu.
– Tránh các chấn thương về tinh thần và quá sức về trí óc.
– Tránh lạnh đột ngột.

6. Các dấu hiệu nào cần tái khám?
– Xuất hiện cơn đau ngực điển hình và không mất sau khi ngậm thuốc Nitroglycerin.
– Xuất hiện khó thở, hụt hơi, vã mồ hôi.
– Xuất hiện nhịp tim nhanh hoặc chậm.
– Xuất hiện hồi hộp lo lắng, mệt mỏi.

Khoa Hồi sức tích cực – Chống độc với đội ngũ bác sỹ giỏi chuyên môn, khả năng chẩn đoán xử lý nhanh chóng, chuyên nghiệp; điều dưỡng viên giàu kinh nghiệm kết hợp trang thiết bị y khoa hiện đại; tiếp nhận, chăm sóc và điều trị 24/24 cho tất cả các trường hợp bệnh nhân mắc bệnh nặng có nguy cơ đe dọa tới tính mạng; giúp người bệnh mau chóng phục hồi sức khỏe.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Điều trị cười hở lợi

1. Cười hở lợi là gì? - Cười hở lợi hay cười lộ nướu là tình trạng lộ nướu hàm trên quá mức khi cười,...