Những điều cần biết khi bị dị vật rơi vào mắt

1. Cách nhận biết dị vật rơi vào mắt
Khi bị dị vật rơi vào, mắt sẽ có những biểu hiện khó chịu như:
– Cảm giác cộm xốn trong mắt.
– Mắt đau nhức, khó mở mắt.
– Chảy nước mắt rất nhiều.
– Nháy mắt liên tục.
– Mắt đỏ.
– Cảm giác chói khi đi ra nắng hay gặp ánh sáng mạnh.

2. Dị vật rơi vào mắt thường ở vị trí nào?
Dị vật rơi vào mắt thường nằm ở vị trí kết mạc mi trên.

3. Nguyên nhân gây ra dị vật rơi vào mắt là gì?
Các dị vật rơi vào mắt bao gồm:
– Lông mi.
– Rỉ sắt.
– Mùn cưa.
– Cánh côn trùng, côn trùng nhỏ.
– Bụi.
– Hạt kim loại.
– Mảnh thủy tinh.
Nguyên nhân khiến dị vật rơi vào mắt:
– Không sử dụng bảo hộ lao động, mang kính khi tiếp xúc với môi trường bụi bẩn.
– Không đeo kính khi chay xe trên đường.
– Không đeo kính bảo hộ khi hàn sắt.

4. Dị vật rơi vào mắt có nguy hiểm không?
Dị vật rơi vào mắt nếu không được lấy ra sẽ rất nguy hiểm và để lại các biến chứng nặng nề như:
– Giảm thị lực.
– Trầy xước giác mạc.
– Tróc biểu mô giác mạc.
– Sẹo kết mạc, giác mạc.
– Viêm – loét giác mạc.

5. Các phương pháp điều trị hiện nay?
– Bác sỹ Nhãn khoa dùng máy sinh hiểm vi để kiểm tra dị vật trong mắt và tiến hành lấy dị vật ra khỏi mắt (nếu có)
– Lấy dị vật mắt được thực hiện như thế nào?
+ Gây tê tại chỗ (tại mắt).
+ Dùng dụng cụ lấy dị vật ra ngoài, làm sạch vùng dị vật bám vào kết mạc.
+ Rửa mắt.
+ Tra thuốc mỡ kháng sinh khi kết mạc bị tổn thương do dị vật, băng mắt.
– Thời gian thực hiện thủ thuật lấy dị vật nhanh chóng, khoảng 5-10 phút, nhưng đòi hỏi bệnh nhân phải hợp tác tốt.
– Trong những trường hợp đơn giản, dị vật không gây tổn thương nặng nề về mắt thì không cần nhỏ thuốc kháng sinh, chỉ cần lấy dị vật và rửa mắt bằng nước muối.
– Trong trường hợp dị vật gây tổn thương mắt dẫn đến biến chứng trầy xước, bệnh nhân cần nhỏ thêm thuốc kháng sinh hoặc tra thuốc mỡ kháng sinh để dự phòng viêm nhiễm. Trong trường hợp đau nhức nhiều có thể dùng thêm giảm đau.
– Sau khi lấy dị vật, tùy tình trạng bệnh mà bệnh nhân có thể tái khám lại với bác sỹ sau 3 hoặc 5 ngày.

6. Thời gian điều trị khi dị vật rơi vào mắt là bao lâu?
Tùy theo dị vật đơn giản hay phức, thời gian điều trị và theo dõi sau khi lấy dị vật là từ 3 – 5 ngày.

7. Trong khi lấy dị vật người bệnh cần lưu ý điều gì?
Quá trình lấy dị vật tuy nhanh chóng nhưng bệnh nhân phải hợp tác với bác sỹ.
– Ngồi yên đúng tư thế điều dưỡng hướng dẫn trên ghế khám.
– Không tự ý di chuyển đầu trong lúc lấy dị vật.
– Không đưa tay lên mắt trong quá trình lấy dị vật.
– Không đảo mắt qua lại trong quá trình lấy dị vật.
Bệnh nhân sẽ được nhỏ tê bề mặt trước khi lấy dị vật nên trong quá trình lấy sẽ không đau.
Tuy nhiên sau khi lấy dị vật xong, bệnh nhân sẽ thấy cộm trở lại sau khi hết thuốc tê. Điều này không nguy hiểm, bệnh nhân có thể nhỏ thuốc và băng mắt lại để giảm khó chịu. Tình trạng này không kéo dài, qua sáng ngày hôm sau sẽ hết.

8. Sau khi lấy dị vật bệnh nhân cần lưu ý điều gì?
– Không dụi mắt.
– Nhỏ và tra thuốc theo chỉ định của bác sỹ.
– Tái khám theo hẹn của bác sỹ.
– Sau điều trị, một số trường hợp sẽ để lại sẹo mờ gây ảnh hưởng đến thị lực, tuy nhiên sau vài tháng sẹo mờ sẽ hết, bệnh nhân sẽ nhìn lại rõ lại.
– Để phòng ngừa dị vật bay vào mắt cần che chắn mang kính bảo hộ khi chạy xe cũng như khi làm việc.
– Những thời điểm cần tái khám sau khi lấy dị vật kết mạc:
+ Cần tái khám theo lịch hẹn của bác sỹ.
+ Nếu có các triệu chứng bất thường về mắt khi nhỏ thuốc như sưng đỏ, chảy ghèn, nhức mắt… cần tái khám ngay để được bác sỹ Nhãn khoa kiểm tra.

9. Dự phòng dị vật rơi vào mắt bằng cách nào?
9.1. Phòng tránh dị vật rơi vào mắt bằng cách
– Sử dụng bảo hộ lao động, mang kính khi tiếp xúc với môi trường bụi bẩn.
– Đeo kính khi chay xe trên đường.
– Đeo kính bảo hộ khi hàn sắt.

9.2. Xử trí khi có dị vật rơi vào mắt
Khi có một trong các triệu chứng nghi ngờ bị dị vật kết mạc như: cộm xốn, chảy nước mắt, khó mở mắt, mắt đỏ lên cần xử trí:
– Không dụi mắt.
– Không tự ý mua thuốc điều trị.
– Rửa mắt bằng nước muối sinh lý
– Đến ngay các cơ sở khám chữa bệnh để được bác sỹ Nhãn khoa kiểm tra nếu sau rửa mắt tình trạng vẫn không cải thiện.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Điều trị cười hở lợi

1. Cười hở lợi là gì? - Cười hở lợi hay cười lộ nướu là tình trạng lộ nướu hàm trên quá mức khi cười,...