Những điều cần biết về bệnh áp xe quanh Amydale

1. Áp xe quanh Amydale là bệnh gì?
– Viêm tấy, mưng mủ tạo thành tụ mủ quanh amydale là bệnh thường gặp, thường xảy ra ở một bên họng, ổ mủ nằm ở giữa bao amydale và cơ họng. Cho đến nay có người vẫn gọi nhầm là viêm tấy hoặc áp xe amydale.
– Vi khuẩn gây bệnh thường gặp là Streptococci và có thể kết hợp với vi khuẩn kỵ khí.

2. Những triệu chứng của áp xe quanh Amydale là gì?
2.1. Thời kỳ khởi phát
– Đau: Đau một bên họng, nuốt đau nhiều và đau lan lên tai kèm theo sốt, sốt có xu hướng tăng cao.
-Sưng hạch cổ cùng bên.
-Khám họng: Thấy mất cân xứng hai bên họng, trụ trước phồng lên, lưỡi gà phù nề.

2.2. Thời ký toàn phát
-Cứng hàm và ứ đọng nước bọt.
-Soi họng thấy khối phồng ở bên họng miệng, amydale bị che khuất hoặc bị đẩy lệch tùy vào vị trí phát triển ban đầu của ổ áp xe.
-Các vị trí hình thành và phát triển ổ áp xe:
+ Áp xe trước trên (hay gặp).
+ Áp xe sau trên (ít gặp).
+ Áp xe ở dưới rất hiếm gặp.
+ Áp xe hai bên amydale có thể xảy ra nhưng cực kỳ hiếm gặp.

3. Áp xe quanh Amydale có nguy hiểm không?
– Trường hợp may mắn, ổ áp xe vỡ tự nhiên và bệnh nhân khạc ra mủ, sau đó liền sẹo và bệnh có thể tái phát sau này.
– Đa số trường hợp nếu không được điều trị đúng cách, quá trình mưng mủ tiếp tục phát triển lan ra khoang bên họng gây nên viêm tấy mưng mủ vùng cổ lan rộng, viêm tắc tĩnh mạch cảnh trong, áp xe phổi và nhiễm khuẩn huyết. Cuối cùng có thể gây tử vong.

4. Điều trị áp xe quanh Amydale như thế nào?
– Chọc hút mủ.
– Rạch mở ổ áp xe dẫn lưu.
– Cắt amydale đề phòng tái phát.

5. Nguy cơ nếu không điều trị có thể dẫn tới những biến chứng gì?
– Đau họng tăng lên, đau lan lên tai.
– Vỡ mủ amydale.
– Điều trị nội khoa đơn thuần khó đáp ứng, có thể lan vào phổi hoặc trung thất gây biến chứng nguy hiểm.
– Nhiễm trùng huyết khối làm ăn uống kém.

6. Nguy cơ có thể xảy ra khi chích rạch áp xe là gì?
– Phản ứng với thuốc tê: Tùy cơ địa bệnh nhân.
– Đau.
– Chảy máu.

7. Thời gian điều trị dự kiến mất bao lâu?
– Thời gian nằm viện dự kiến: 3-4 ngày.

8. Những điều cần biết trước khi thực hiện thủ thuật chích rạch áp xe
8.1. Những thông tin chung
– Ước lượng chi phí điều trị.
– Cung cấp thông tin cho nhân viên y tế.
+ Cung cấp thẻ BHYT/BHCC nếu có để đảm bảo quyền lợi trong điều trị.
+ Cung cấp tiền sử dị ứng thuốc, thức ăn, nước uống.
+ Cung cấp tiền sử bệnh đang mắc phải như: tim mạch, tăng huyết áp, tiểu đường, hen suyễn, viêm dạ dày, viêm đường hô hấp (ho, đau họng, chảy mũi).
+ Cung cấp thông tin thuốc đang sử dụng như: thuốc chống đông, thuốc chống dị ứng, hen suyễn,…
+ Nếu bệnh nhân là nữ cần cung cấp thông tin về vấn đề kinh nguyệt, nghi ngờ mang thai.

8.2. Những điều bệnh nhân cần thực hiện trước mổ để đảm bảo an toàn cho cuộc mổ
– Trong thời gian điều trị, nếu muốn sử dụng các lọai thuốc, thực phẩm chức năng ngoài y lệnh cần phải xin ý kiến của bác sỹ.
– Nhịn ăn uống trước chích rạch áp xe 6h.

8.3. Những vấn đề nhân viên y tế sẽ làm cho bệnh nhân trước mổ
– Bệnh nhân hoặc người nhà > 18 tuổi (gồm ba/mẹ/chồng/vợ) sẽ được giải thích và hướng dẫn ký cam kết trước mổ.
– Truyền dịch nuôi dưỡng khi bệnh nhân ăn uống kém.
– Dùng kháng sinh tích cực trước chích rạch áp xe khoảng 1-2 ngày.

9. Những lưu ý trong và sau khi chích rạch áp xe
9.1. Những chú ý khi chích rạch
– Mủ và máu có thể rỉ ra, bệnh nhân không được nuốt mà dùng lưỡi đẩy nước bọt ra giấy mềm. Khi nào không còn thấy máu, mủ trong nước bọt nữa có thể nuốt nước bọt bình thường trở lại.
– Không khạc mạnh gây chảy máu.
-Sau chích rạch cần súc miệng bằng dung dịch sát khuẩn họng hoặc nước muối sinh lý.
– Các thuốc được sử dụng trong quá trình điều trị: kháng sinh, kháng viêm, thuốc bảo vệ dạ dày, thuốc giảm đau,…
– Bệnh nhân cần theo dõi tác dụng phụ của thuốc điều trị. Và báo ngay nhân viên y tế nếu có triệu chứng bất thường như: ngứa, nổi mẫn,…

9.2. Chế độ dinh dưỡng
– Thức ăn mềm lỏng.

Sau chích rách áp xe lưu ý chọn thức ăn mềm lỏng

– Tránh các chất kích thích như: tiêu, ớt, không uống rượu bia, hút thuốc lá vì làm chậm lành vết thương.

10. Những điều cần lưu ý sau khi ra viện
– Uống thuốc đúng hướng dẫn theo toa ra viện.
– Nếu trong quá trình uống thuốc có những triệu chứng bất thường như: ngứa, buồn nôn, chóng mặt, tức ngực, khó thở,… cần tới bệnh viện để được khám và xử trí.
– Chế biến thức ăn mềm lỏng khi bệnh nhân vẫn còn cảm giác nuốt đau.

– Súc miệng bằng nước muối ấm pha loãng ngày 2 lần.
– Tái khám nếu tình trạng đau họng tăng lên.

Để xem và tải ấn phẩm chất lượng cao, nhấn vào nút “Tải Xuống” phía dưới:

Là một trong những chuyên khoa trọng yếu của bệnh viện Gia Đình, Khoa Ngoại thực hiện điều trị ngoại khoa cho mọi lứa tuổi, tập chung chẩn đoán, xử lý, phẫu thuật,… tất cả những tổn thương và bệnh lý ảnh hưởng tới cơ thể.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào cần được hỗ trợ, đừng ngần ngại kết nối với Bác sỹ Family:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Điều trị cười hở lợi

1. Cười hở lợi là gì? - Cười hở lợi hay cười lộ nướu là tình trạng lộ nướu hàm trên quá mức khi cười,...