Những điều cần biết về bệnh lỵ trực trùng ở trẻ

1. Lỵ trực trùng và nguyên nhân lỵ trực trùng là gì?
– Lỵ là tất cả các trường hợp tiêu chảy phân có máu.
– Nguyên nhân gây bệnh đa phần là do vi khuẩn Shigella, ngoài ra còn có thể do vi trùng khác hoặc ký sinh trùng.

50% bệnh lỵ trực trùng là do vi khuẩn Shigella gây ra

2. Bệnh lỵ trực trùng có những triệu chứng lâm sàng như thế nào?
– Các triệu chứng thường gặp như sốt, đau bụng, tiêu nhày, tiêu máu, phân nước, ói.
– Thời gian ủ bệnh trung bình từ 1-7 ngày.
– Khởi đầu đi tiêu phân nước, sau đó mới tiêu đàm, máu, mót rặn.
– Số lần đi tiêu thường 8-10 lần/ ngày; lượng phân ít, khoảng 30ml/ kg/ ngày.

Sốt, đau bụng, tiêu nhày, tiêu máu, phân nước, ói là những triệu chứng thường gặp của bệnh

3. Những cận lâm sàng cần thực hiện cho trẻ bị bệnh lỵ trực trùng?
– Xét nghiệm công thức máu.
– Soi phân: Có bạch cầu trong phân chiếm khoảng 70%-100% trường hợp.
– Cấy phân.
– Cấy máu trong trường hơp nặng.
– Điện giải đồ: Khi có triệu chứng rối loạn tri giác, triệu chứng thần kinh, chướng bụng, giảm trương lực cơ.
– Xét nghiệm đường huyết: Khi nghi ngờ hạ đường huyết.
– X-quang bụng, siêu âm bụng: Khi bụng chướng, cần loại trừ bệnh lồng ruột.
– Chức năng thận: Khi nghi ngờ hội chứng tán huyết ure máu cao.

4. Bệnh lỵ trực trùng được điều trị như thế nào?
– Điều trị kháng sinh theo chỉ định của bác sỹ.
– Điều trị biến chứng.
– Chăm sóc dinh dưỡng.

5. Những biến chứng nào có thể gặp trong bệnh lỵ trực trùng?
– Hạ đường huyết.
– Co giật.
– Sa trực tràng.
– Rối loạn điện giải.
– Mất nước.

6. Phòng bệnh lỵ trực trùng như thế nào?

Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ giúp phòng ngừa hiệu quả lỵ trực trùng

– Hướng dẫn vệ sinh đúng cách cho trẻ. Vệ sinh tay trẻ, đồ chơi, tay người nuôi trẻ sau khi tiếp xúc với phân và trước khi chế biến thức ăn.
– Uống nước sạch, nguồn nước được khử khuẩn.
– Nấu chín và bảo quản thức ăn.

7. Khi nào cần đưa trẻ đi khám ngay?
Đưa trẻ đến khám ngay khi có những biểu hiện sau:
– Đi tiêu rất nhiều lần phân lỏng.
– Ói tất cả mọi thứ sau ăn.
– Trở nên rất khát.
– Ăn uống kém hoặc khó bú.
– Tình trạng của trẻ không cải thiện sau 2 ngày điều trị.
– Sốt cao hơn.
– Co giật.

Khoa Nhi – Bệnh viện ĐK Gia Đình thăm khám, điều trị và chăm sóc sức khỏe toàn diện cho trẻ em từ sơ sinh đến lứa tuổi thiếu niên. Đội ngũ y bác sỹ tận tâm, giàu kinh nghiệm, hiểu rõ tâm lý và những nỗi sợ của các bé. Với sự hỗ trợ của trang thiết bị y tế tiên tiến, hiện đại, phòng bệnh tiện nghi, thoáng mát cùng không gian thân thiện, gần gũi, giúp các bé cảm thấy thoải mái, quên đi nỗi sợ và vững tâm lý khi điều trị tại đây. Family sẽ là gia đình và là người bạn thân của bé!

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Điều trị cười hở lợi

1. Cười hở lợi là gì? - Cười hở lợi hay cười lộ nướu là tình trạng lộ nướu hàm trên quá mức khi cười,...