Những điều cần biết về bệnh lý viêm kết mạc

1. Bệnh viêm kết mạc là gì?
– Kết mạc là lớp màng niêm mạc trong suốt phủ từ vùng rìa kết giác mạc đến đường xám của bờ tự do chia làm 4 phần
+ Kết mạc nhãn cầu.
+ Kết mạc cùng đồ.
+ Kết mạc mi.
+ Nếp bán nguyệt và cục lệ.
– Viêm kết mạc hay còn gọi là đau mắt đỏ là tình trạng lớp màng niêm mạc của mắt bị viêm thường do vi khuẩn hoặc virus gây ra , có thể gặp ở mọi lứa tuổi: trẻ em, người lớn, … rất dễ lây và gây thành dịch qua đường hô hấp, hay tiếp xúc trực tiếp hoặc gián
tiếp với dịch rỉ mắt của người bệnh. Do đó cần phải giữ vệ sinh thật tốt để kiểm soát, tránh gây lây lan bệnh cho mình và những người xung quanh.
– Viêm kết mạc là bệnh về mắt rất hay gặp, thường lành tính và có thể tự khỏi trong 1 tuần đến 10 ngày. Người bệnh thường có triệu chứng đỏ mắt từ nhẹ đến mức đỏ ngầu, mắt sưng ra nhiều ghèn mắt, chảy nước mắt. Nếu không chăm sóc cẩn thận thì có thể dẫn đến các biến chứng nặng hơn.
– Viêm kết mạc do vi khuẩn đôi khi có thể nghiêm trọng và ảnh hưởng đến thị lực nếu nguyên nhân do cá c vi khuẩn có độc tính cao.

2. Nguyên nhân gây ra bệnh viêm kết mạc là gì?
– Nguyên nhân chủ yếu của bệnh đau mắt đỏ là do virus Adenovirus, hoặc do vi khuẩn như liên cầu, tụ cầu, phế cầu gây ra. Môi trường ô nhiễm, nhiều khói bụi, nơi sinh sống chật chội, điều kiện vệ sinh kém, nguồn nước ô nhiễm, dùng chung đồ
dùng sinh hoạt như khăn mặt, gối… cũng là điều kiện thuận lợi cho bệnh phát triển và bùng phát thành dịch.
– Viêm kết mạc do virus gây ra bởi nhiều loại vi -rút khác nhau, nhưng adenovirus và herpesvirus là những loại vi-rút phổ biến nhất gây ra đau mắt đỏ. Bệnh cũng có thể xảy ra cùng với nhiễm trùng đường hô hấp trên, cảm lạnh hoặc đau họng.
– Viêm kết mạc do vi khuẩn gây ra do nhiễm trùng mắt với vi khuẩn như Staphylococcus aureus, Streptococcus pneumonia, hoặc Haemophilus. Trẻ em đang trong lứa tuổi đi học thường là đối tượng mắc viêm kết mạc do vi khuẩn nhiều nhất.
– Viêm kết mạc dị ứng có thể do dị ứng với phấn hoa, bụi, nấm mốc hoặc lông thú vật.
– Các chất kích thích như kính áp tròng và dung dịch ống kính clo trong hồ bơi, sương mù hoặc mỹ phẩm cũng có thể là nguyên nhân cơ bản của viêm kết mạc.

3. Bệnh viêm kết mạc có thể bị lây truyền như thế nào ?
– Tiếp xúc trực tiếp với chất tiết, rỉ mắt của người bệnh như bắt tay, cầm, nắm, chạm vào những vật dụng đã nhiễm nguồn bệnh (tay nắm cửa, điện thoại, đồ dùng cá nhân, khăn mặt, gối …).
– Lây lan qua không khí, bọt khí của người bệnh bay vào mắt .
– Sử dụng nguồn nước đã bị nhiễm bẩn.
Trường hợp viêm kết mạc do dị ứng sẽ không bị lây truyền.

4. Dấu hiệu nào giúp nhận biết bệnh viêm kết mạc là gì?
Triệu chứng chủ quan chủ yếu của bệnh gồm: mắt ngứa, cộm xốn, đỏ mắt, tiết tố ghèn rỉ.
– Do dị ứng: chảy nước mắt và ngứa rất nhiều kèm theo rỉ ở 2 khóe mắt, thường kèm theo viêm mũi dị ứng. Tuy nhiên bệnh đau mắt đỏ do dị ứng xảy ra cả 2 mắt nhưng lại không lây lan.
– Do vi khuẩn: mắt nhiều ghèn (rỉ) màu xanh, vàng dính ở 2 mi mắt vào buổi sáng, mắt ngứa, một vài trường hợp nặng có thể gây nên viêm loét giác mạc.
– Do virus: thường chảy nước mắt nhiều, bệnh nhân bị giảm thị lực và rất nhạy cảm với ánh sáng, nổi hạch ngay trước tai.
Mắt bị bệnh có các biểu hiện sau:
– Phù kết mạc: Là do dịch thấm qua các mao mạch có lỗ của kết mạc.Kết mạc phù thường sưng mọng lên, trong suốt, trong
trường hợp nặng khi nhắm mắt kết mạc có thể phòi ngoài khe mi.
– Xuất tiết hay tiết tố: Là dịch rỉ ra ngoài qua biểu mô kết mạc từ những mạch máu giãn và cương tụ. Đặc điểm của những chất
xuất tiết khác nhau tuỳ nguyên nhân gây viêm như tiết tố mủ là điển hình của viêm kết mạc do vi khu ẩn, tiết tố chứa thanh dịch, nhầy trong là của viêm kết mạc do virut.
– Nhú gai: Nhiều nguyên nhân gây viêm kết mạc cấp hoặc mạn tính gây ra đáp ứng nhú gai. Nhú chỉ xuất hiện trên kết mạc sụn mi, kết mạc vùng rìa là những nơi biểu mô kết mạc tiếp giáp phía dưới với tổ chức có tính chất xơ. Cấu trúc nhú gai bao gồm truch mạch máu ở giữa, xung quang là thâm nhiễm của các tế
bào viêm mạn tính như lympho bào, tương bào và bạch cầu ái toan. Khi quá trình viêm kéo dài, các nhú gai có t hể kết nhập tạo thành nhú khổng lồ như trong bệnh viêm kết mạc mùa xuân hoặc trên bệnh nhân deo kính tiếp xúc. Nhú gai thường gặp trong
viêm kết mạc dị ứng, do vi khuẩn, phản ứng khi đ eo kính tiếp xúc, viêm bờ mi.
– Hột: Là biểu hiện điển hình trong một số viêm kết mạc. Hột là sự quá sản của tổ chức lympho t rong nhu mô kết mạc. Kích
thước và vị trí của hột trên kết mạc khác nhau tuỳ loại viêm kết
mạc và mức độ viêm.Mạch máu thường bao quanh và xâmm lấn lên bề mặt hột chứ không có ở bên trong hột.
– Màng giả mạc: Là dịch thấm fibrin thoát ra qua các mạch máu kết mạc bị viêm nhiễm cùng các bạch cầu đa nhân và có thể đông lại trên bề mặt biểu mô kết mạc. Giả mạc và màng xuất
hiện trong các viêm kết mạc tuỳ theo nguyên nhân. Giả mạc
thường dễ bóc, ít gây chảy máu. Màng thường khó bóc, khi bóc sẽ chảy máu rât nhiều và khi khỏi để lại sẹo dưới biểu mô.
– U hạt: Là sự tăng sinh của tổ chức hạt trong các viêm kết mạc đặc hiệu như lao, giang mai, sarcoidosis hoặc do dị vật trong kết mạc.
– Loét kết mạc: Loét kết mạc thường ở phía dưới hoặc trên kết mạc nhãn cầu, có thể bị tiết tố kết mạc hoặc giả mạc che lấp.
Nếu để hai bề mặt kết mạc loét dính nhau thì có thể gây dính mi cầu và cạn cùng đồ.
– Hạch trước tai: trong một số hình thái viêm kết mạc, hạch
trước tai sưng to,đôi khi ấn đau thường gặp trong viêm kết mạc do virut, do chlamydia.

5. Điều trị viêm kết mạc như thế nào?
– Khi bị viêm kết mạc, bạn không nên tự điều trị mà cần đến
khám ngay với bác sĩ chuyên khoa mắt để được khám, chẩn đoán xem có thật sự do viêm kết mạc hay không vì có những trường
hợp đau mắt đỏ do viêm loét giác mạc, viêm màng bồ đào, viêm nội nhãn.
Điều trị viêm kết mạc tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh:
– Viêm kết mạc do virus: Bệnh thường tự giới hạn trong và i ngày mà không cần điều trị. Bệnh nhân có thể chườm lạnh, rửa mắt
bằng nước lạnh và sạch để giảm bớt triệu chứng khó chịu. Có thể nhỏ nước mắt nhân tạo kèm theo cộng với kháng sinh phòng bội nhiễm.
– Viêm kết mạc do vi khuẩn: Điều trị nguyên nhân gây bệnh bằng kháng sinh nhỏ mắt hoặc thuốc tra mắt.
– Viêm kết mạc do dị ứng: Tránh tiếp xúc các tác nhân gây dị
ứng, sử dụng khám viêm, kháng dị ứng, ổn định dưỡng bào nhỏ tại chỗ hay có thể theo đường uống theo chỉ định của bác sĩ. Nhỏ nước mắt nhân tạo rửa trôi và làm dễ chịu cảm giác ngứa.
Bệnh nhân phải dùng thuốc theo đúng chỉ định và tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ.

6. Xử lý khi mắt bị viêm kết mạc?
– Không dặm dụi nhiều lên vùng mắt, Lau rửa ghèn, dử mắt khoảng 2 lần/ngày bằng khăn giấy ẩm hoặc bông. Lau xong vứt bỏ khăn, không sử dụng lại.
– Người bệnh cần được nghỉ ngơi, cách ly, dùng thuốc theo đơn của thầy thuốc. Mang kính bảo vệ mắt khi ra ngoài, tiếp xúc với
môi trường làm việc ô nhiễm, khói bụi.
– Không tra vào mắt lành thuốc nhỏ của mắt đang bị nhiễm khuẩn. Không dùng chung thuốc tra mắt vì có thể mỗi người nhiễm một vi khuẩn, virus khác nhau và các đầu lọ thuốc đã nhiễm khuẩn. Dùng chung thuốc thì vô tình sẽ có thể tiếp tục
nhiễm loại vi khuẩn, virus khác khiến bệnh nặng thêm hoặc bệnh tái lại.
– Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc các dung dịch sát khuẩn. Lưu ý rửa tay sạch trước khi vệ sinh mắt, nhỏ mắt và sau khi vệ sinh mắt và nhỏ thuốc mắt, cần tiếp tục rửa tay lần nữa bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn. Tránh dùng chung các vật dụng với người bệnh ví dụ như bao gối, khăn tay, khăn
chườm mắt.
– Trẻ em bị bệnh nên nghỉ học, không đưa trẻ đến trường hoặc những nơi đông người để tránh lây bệnh cho người khác.

7. Cách chăm sóc và phòng bệnh viêm kết mạc này như thế nào?
– Những việc nên làm.
+ Sử dụng khăn, vật dụng cá nhân riêng trong gia đình và nơi làm việc.
+ Rửa tay thường xuyên với xà phòng hoặc nước sát khuẩn vệ sinh tay nhanh.
+ Mang kính bảo vệ mắt khi ra ngoài, trong môi trường làm việc ô nhiễm khói bụi, mang kính khi bơi.
+ Rửa mắt bằng Nacl 0.9% 2 lần sáng – chiều.
+ Chườm lạnh để mắt giảm sưng nề và ngứa .
+ Nên nghỉ học hoặc nghỉ làm vài ngày để bệnh tránh lây lan cho người khác.
+ Uống nhiều nước cam, chanh,..tăng cường sức đề kháng cơ thể.
+ Chườm lạnh và lưu ý không nên đặt trực tiếp đá viên lên mắt mà nên bọc đó trong 1 túi hoặc một chiếc khăn lông mỏng. Nếu da trở nên đỏ ứng thì cần lấy túi đá ra để tránh bị bỏng lạnh.
– Những việc không nên làm.
+ Không dụi mắt, cần che miệng mũi khi hắt hơi, chảy mũi.
+ Không nên tự mua thuốc điều trị. Đặc biệt là các thuốc chứa corticoid, tránh biến chứng có thể dẫn đến mất thị lực.
+ Tuyệt đối không đắp bất kì thuốc, hay lá gì lên mắt nếu không được sự hướng dẫn của bác sỹ.
+ Hạn chế thiết bị điện tử, tránh thức khuya,
+ Không chườm ấm vì chườm ấm nó gây giãn các mạch máu nhiều và đỏ bệnh lâu lành.
+ Không dùng chung khăn mặt, thuốc nhỏ chung.
+ Hạn chế đi bơi khi đang có dịch bệnh. Nếu có đi phải dùng
+ kính bơi để tránh mắt tiếp xúc với nước hồ bơi. Đặc biệt những người dùng kính áp tròng cần tháo ra khi đi bơi để nước hồ bơi không len vào kính gây nên tình trạng viêm và đỏ mắt. Sau khi đi bơi nên rửa mắt bằng dung dịch NaCl 0,9% (nước muối sinh lý) để vệ sinh mắt.

8. Những vấn đề cần lưu ý của bệnh viêm kết mạc để tái khám là gì?
Mắt đỏ hơn, chảy ghèn nhiều hơn, chói sáng, mở mắt không ra, mi sưng nề nhiều, chảy nước mắt có lẫn dịch màu hồng.
Bệnh viêm kết mạc tuy không nguy hiểm nhưng rất dễ mắc và dễ lây lan trong cộng đồng. Bệnh có thể ảnh hưởng đến sinh hoạt, học tập và làm việc. Khi có triệu chứng đau mắt đỏ như ngứa, cộm mắt, đỏ mắt…, cần đi khám ngay để điều trị. Việc điều trị lung tung có thể khiến gặp biến chứng ở mắt, rất nguy hiểm.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Điều trị cười hở lợi

1. Cười hở lợi là gì? - Cười hở lợi hay cười lộ nướu là tình trạng lộ nướu hàm trên quá mức khi cười,...