Những điều cần biết về bệnh nhọt vùng mũi

1. Nhọt và Nhọt vùng mũi là gì?
Nhọt là một bệnh do vi trùng Staphylococcus (tụ cầu) gây ra.
Nhọt vùng mũi xảy ra khi vi trùng Staphylococcus xâm nhập vào tuyến bã đậu dưới da ở vùng mũi, bệnh có thể gây áp xe hoá.

2. Những đối tượng dễ mắt bệnh nhọt?
– Bệnh gặp ở mọi đối tượng, nhưng bệnh nhân đái tháo đường có nguy cơ mắc cao hơn.

3. Nhọt vùng mũi thường nằm ở những vị trí nào?
– Nhọt thường khu trú ở mặt trong của cánh mũi đặc biệt thường ở nóc tiền đình mũi.

4. Nhọt vùng mũi gây ra những triệu chứng gì?
– Cánh mũi bị sưng, nóng, đỏ, đau.
– Bệnh nhân không dám ngoáy mũi, chùi mũi vì sợ đau.

5. Nhọt vùng mũi có nguy hiểm không?
– Diễn biến của bệnh: Nhọt hình thành và lớn dần khoảng 4 ngày rồi vỡ ra, các triệu chứng viêm bớt dần. Sau đó có thể những nhọt khác tiếp tục xuất hiện ở mũi bên kia, nhiều nhọt có thể kết hợp lại thành cụm nhọt (anthrax). Trong trường hợp này cụm nhọt làm cho bệnh nhân bị sốt sưng má, sưng môi trên.
– Biến chứng đáng ngại của cụm nhọt (anthrax) là gây viêm tắc xoang tĩnh mạch hang, nhiễm khuẩn và có thể dẫn tới tử vong.

6. Nhọt vùng mũi được điều trị như thế nào?
– Nhọt mới hình thành: Điều trị nội khoa dùng kháng sinh, kháng viêm, giảm đau, vitamin C.
– Khi nhọt đã hình thành mủ: Tiến hành xẻ nhọt, nặn tháo mủ phối hợp dùng kháng sinh, kháng viêm, giảm đau, vitamin C.

7. Sau xẻ nhọt mũi chăm sóc như thế nào?
7.1. Chăm sóc
– Uống thuốc đúng hướng dẫn theo toa ra viện. Nếu trong quá trình uống thuốc có những triệu chứng bất thường như: ngứa, buồn nôn, chóng mặt, tức ngực, khó thở,… cần tới bệnh viện để được khám và xử trí.
– Tránh va chạm, tránh ngoáy mũi, nặn nhọt dẫn tới bội nhiễm gây nhiễm trùng.
– Rửa vết thương hằng ngày trong tuần đầu theo hướng dẫn của bác sỹ (nếu nhọt đã vỡ ra hoặc sau xẻ nhọt).

7.2. Dinh dưỡng
– Ăn uống bình thường bổ sung dinh dưỡng, tăng cường vitamin C như: cam, chanh, bưởi.

Nên tăng cường bổ sung vitamin C cho cơ thể

– Tránh thức ăn chứa gia vị như: tiêu, cay, ớt. Không uống rượu bia, không hút thuốc lá trong thời gian uống thuốc và nhọt chưa lành.
– Kiểm soát chế độ ăn, khám chuyên khoa đái tháo đường để điều trị thuốc ổn định đường huyết (nếu bệnh nhân đang bị tiểu đường).

7.3. Vận động
– Tập luyện các môn thể thao nhẹ nhàng như: đi bộ, yoga,… không lao động nặng gây ra mồ hôi nhiều trong thời gian nhọt chưa lành.

Luyện tập môn thể thao nhẹ nhàng tránh đổ mồ hôi trong thời gian nhọt chưa lành

– Tái khám khi hết thuốc hoặc khi có dấu hiệu bất thường: chảy máu, nhọt tái phát sưng nề, chảy mủ.

8. Làm sao để phòng ngừa nhọt tái phát?
Để hạn chế nhọt tái phát bạn cần hình thành những thói quan tốt sau đây:
– Kiểm soát chế độ ăn, khám chuyên khoa đái tháo đường để điều trị thuốc ổn định đường huyết (nếu bệnh nhân đang bị tiểu đường).
– Loại bỏ tật ngoáy mũi (nếu có).
– Giảm thiểu hoạt động thể chất cho đến khi vùng bị nhiễm trùng lành lặn hẳn.
– Tránh để ra mồ hôi và các môn thể thao trong khi đang bị nhọt.
– Giữ da sạch sẽ.
– Thay quần áo và khăn trải gường mỗi ngày, phòng thoáng và cần có ánh nắng mặt trời chiếu vào diệt khuẩn phòng.
– Liên lạc với bác sỹ nếu bạn hay bị sốt hay các triệu chứng vẫn không thuyên giảm sau 3-4 ngày điều trị.
– Hãy khám bác sỹ nếu bạn hay người thân trong gia đình bị nhọt lâu không khỏi hoặc u nhọt làm mủ gây đau nặng.

Để xem và tải ấn phẩm chất lượng cao, nhấn vào nút “Tải Xuống” phía dưới:

Là một trong những chuyên khoa trọng yếu của bệnh viện Gia Đình, Khoa Ngoại thực hiện điều trị ngoại khoa cho mọi lứa tuổi, tập chung chẩn đoán, xử lý, phẫu thuật,… tất cả những tổn thương và bệnh lý ảnh hưởng tới cơ thể.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào cần được hỗ trợ, đừng ngần ngại kết nối với Bác sỹ Family:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Điều trị cười hở lợi

1. Cười hở lợi là gì? - Cười hở lợi hay cười lộ nướu là tình trạng lộ nướu hàm trên quá mức khi cười,...