Những điều cần biết về bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

1. Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là gì?
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) là bệnh thường gặp, có thể dự phòng và điều trị được. Bệnh đặc trưng bởi các triệu chứng hô hấp dai dẳng và tắc nghẽn đường thở tiến triển nặng dần do các bất thường của đường thở và/hoặc phế nang liên quan tới phơi nhiễm với các phần tử và khí độc hại (GOLD 2019).

2. Nguyên nhân gây bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính?

2.1. Nguyên nhân gây ra bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính?
– Do tiếp xúc với khói thuốc lá
– Ô nhiễm môi trường
– Tính chất nghề nghiệp

2.2. Nguyên nhân đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
– Nguyên nhân do nhiễm trùng: vi khuẩn, virus
– Không do nhiễm trùng: ô nhiễm không khí, giảm nhiệt độ môi trường, dùng thuốc an thần, thuốc ngủ
– Một số trường hợp không rõ căn nguyên

3. Những yếu tố nguy cơ gây ra bệnh phổi tắt nghẹn mạn tính?
3.1. Bệnh phổi tắt nghẽn mạn tính?
– Yếu tố cơ địa
– Yếu tố môi trường

3.2. Đợt cấp của bệnh phổi tắt nghẽn mạn tính
– Yếu tố về gen
– Tuổi và giới
– Sự hình thành và phát triển của phổi
– Phơi nhiễm với các yếu tố độc hại
– Hen và tình trạng tăng tính phản ứng phế quản
– Viêm phế quản mạn tính
– Nhiễm trùng
– Tình trạng kinh tế xã hội

4. Triệu chứng của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là gì?
4.1. Triệu chứng thường gặp

– Ho khạc đờm kéo dài
– Khó thở
– Mệt mỏi kéo dài
– Đau ngực
– Thở khò khè

4.2. Một số triệu chứng nặng có thể cần phải điều trị tại bệnh viện
– Khó thở đến nỗi không thể nói chuyện
– Móng tay, chân hoặc môi người bệnh chuyển màu xanh, màu tím
– Có tình trạng rơi vào trạng thái lơ mơ
– Nhịp tim nhanh, rất nhanh

5. Điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính như thế nào?

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính không thể chữa khỏi hoàn toàn, nhưng có thể làm bớt triệu chứng và làm chậm quá trình bệnh tiến triển.

5.1. Nguyên tắc điều trị đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
– Giãn phế quản khí dung hoặc tiêm
– Corticoid đường toàn thân hoặc đường hít (nếu có chỉ định)
– Kháng sinh nếu có bội nhiễm
– Hỗ trợ hô hấp: thở Oxy, thông khí không nhân tạo không xâm nhập,…
– Kết hợp thêm vật lý trị liệu hô hấp (nếu không có chống chỉ định).

5.2. Điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính giai đoạn ổn định
– Ngừng tiếp xúc với yếu tố nguy cơ như: khói thuốc lá, thuốc lào, bụi, khói bếp rơm, củi, than, khí độc,…
– Cai nghiện thuốc lá, thuốc lào: là biện pháp rất quan trọng ngăn chặn bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tiến triển nặng lên.
– Tiêm vắc xin phòng nhiễm trùng đường hô hấp: cúm, phế cầu,…
– Phục hồi chức năng hô hấp
– Các điều trị khác: vệ sinh mũi họng thường xuyên, giữ ấm cổ ngực về mùa lạnh, phát hiện sớm và điều trị kịp thời các nhiễm trùng tai mũi họng, răng hàm mặt, phát hiện và điều trị các bệnh đồng mắc.
– Điều trị dùng thuốc: tùy theo chỉ định của bác sĩ, có thể dùng thuốc giãn phế quản tác dụng ngắn, giãn phế quản tác dụng kéo dài, Corticoid hít,…

6. Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính có thể gây ra các biến chứng nào?
6.1. Biến chứng đợt cấp
– Suy hô hấp
– Viêm phổi

6.2. Biến chứng mạn
– Tăng áp phổi
– Suy tim
– Khí phế thủng
– Rối loạn nhịp

7. Chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt cho bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính?
7.1. Chế độ ăn
7.1.1. Nên ăn
– Ăn thức ăn mềm, dễ tiêu, cân bằng các nhóm chất dinh dưỡng
– Tăng cường ăn trái cây để bổ sung vitamin
– Uống nhiều nước, ít nhất 2 lít/ngày, không uống một lần quá nhiều nước, nên chia ra nhiều lần trong cả ngày
– Ăn nhiều rau xanh và chất xơ
– Thức ăn giàu protein, canxi và vitamin D

7.1.2. Không nên ăn
– Thịt nguội và thịt đông lạnh
– Đồ ăn mặn
– Các loại đường đơn: đường, kẹo, bánh, nước ngọt, hạn chế thức ăn chứa chất béo bão hòa (bơ, mỡ lợn, bơ,…)

7.1.3. Chế độ ăn cho bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có suy dinh dưỡng
– Xác định bệnh nhân suy dinh dưỡng dựa vào cân nặng hoặc BMI, suy dinh dưỡng xảy ra khi BMI < 21 kg/m2, hoặc sụt cân ngoài ý muốn > 1% cân nặng trong vòng 6 tháng gần đây, hoặc sụt cân ngoài ý muốn > 5% cân nặng trong 1 tháng gần đây.
– Tính toán nhu cầu năng lượng cơ bản (nam 24 kcal/kg/24h, nữ 22kcal/kg/24h). Phân bố khẩu phần theo tỉ lệ đạm 1g/kg/ngày, chất béo 20-30% và carbohydrat 40-50% tổng năng lượng hằng ngày.
– Nhu cầu năng lượng: 20-35 kcal/kg/ngày
– Hạn chế muối khi có suy tim: 1200mg natrium (3g bột canh)
– Thực đơn mẫu:
+ Năng lượng: 1500kcal, protein 75g, Lipid 66g, glucid 150g
+ Sáng: phở thịt gà, phở 150g, thịt gà 30g, dầu ăn 10ml, dưa hấu 2 miếng 100g.
+ Trưa: cơm một miệng bát = 80g gạo tẻ, cá trắm sốt cà chua = 70g, dầu ăn = 10ml, cà chua = 50g, bí xanh luộc = 200g
+ Bữa phụ chiều: chè đỗ đen = 200ml, đỗ đen =10g, đường kính = 10g
+ Bữa tối: cơm một miệng bát (80g gạo tẻ), thịt gà rang 70g, đậu phụ rán 1 thìa (60g), dầu ăn 5ml, rau muống xào 200g, dầu ăn 5ml, chuối 1 quả nhỏ.

7.2. Chế độ vận động
7.2.1. Tập thở
– Thở mím môi
– Thở phối hợp
– Thở sâu
– Tập ho khan
– Thở nhờ cơ hoành

7.2.2. Tập vận động
Phương thức tập luyện bao gồm:
– Tập sức bền
– Tập sức cơ
– Các bài tập căng giãn
– Tập cơ hô hấp

8. Bệnh nhân cần theo dõi trong và sau đợt điều trị như thế nào?
8.1. Theo dõi bệnh nhân trong thời gian nằm viện
Theo dõi tình trạng khó thở, tình trạng ho, số lượng màu sắc, tính chất đàm, phát hiện các biến chứng, các tác dụng phụ của thuốc (tăng nhịp tim, hạ kali máu, run tay, hồi hộp, buồn nôn, đau đầu, lo lắng), các dấu hiệu nặng của bệnh.

8.2. Theo dõi tại nhà sau nằm viện
8.2.1. Bảng kế hoạch hành động

8.2.2. Đánh giá bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính với bảng điểm mMRC (Modified Medical Research Council)
Bộ câu hỏi sửa đổi của Hội đồng nghiên cứu y khoa Anh (mMRC): gồm 5 câu hỏi, điểm càng cao thì mức độ khó thở càng nhiều.
+ mMRC < 2: được định nghĩa là ít triệu chứng.
+ mMRC ≥ 2: được định nghĩa là nhiều triệu chứng.

8.2.3. Đánh giá bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính với bảng điểm CAT (COPD Assessment Test)
Thang điểm CAT gồm 8 câu hỏi, cho bệnh nhân tự đánh giá mức độ từ nhẹ tới nặng, mỗi câu đánh giá có 6 mức độ, từ 0-5, tổng điểm từ 0->40. Y bác sỹ hướng dẫn bệnh nhân tự điền điểm phù hợp vào ô tương ứng. Bệnh nhân bị ảnh hưởng bởi bệnh tương ứng với mức độ điểm như sau:
– 40-31 điểm: ảnh hưởng rất nặng
– 30-21 điểm: ảnh hưởng nặng
– 20-11 điểm: ảnh hưởng trung bình
– ≤ 10 điểm: ít ảnh hưởng

9. Biện pháp dự phòng bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính như thế nào?
– Cần bỏ thuốc lá, có thể dùng các biện pháp để bỏ thuốc lá
– Sống trong một môi trường thoáng mát, sạch sẽ, không khói bụi
– Cố gắng làm giảm ô nhiễm không khí nơi làm việc và cả nơi sống
– Tăng cường chế độ dinh dưỡng giàu vitamin A, C
– Phát hiện sớm, điều trị sớm bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính
– Điều trị bệnh tích cực để tránh các biến chứng
– Theo dõi phát hiện sớm các biến chứng để điều trị kịp thời
– Tái khám khi có các triệu chứng: ho khạc đờm kéo dài, khó thở, mệt mỏi kéo dài, thở khò khè, đau ngực.
Bảng câu hỏi tầm soát COPD ở cộng đồng

Nếu bạn trả lời có từ 3 câu trở lên. Hãy đến gặp bác sỹ ngay để được chẩn đoán và điều trị kịp thờ.

Để xem và tải ấn phẩm chất lượng cao, nhấn vào nút “Tải Xuống” phía dưới:

Với đầy đủ các chuyên khoa về hô hấp, tiêu hóa, nội tiết, tim mạch, thần kinh,… cùng đội ngũ bác sỹ giàu kinh nghiệm, Khoa Nội đã và đang đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh chất lượng cao cho tất cả người bệnh.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào cần được hỗ trợ, đừng ngần ngại kết nối với Bác sỹ Khoa Nội Family qua:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Điều trị cười hở lợi

1. Cười hở lợi là gì? - Cười hở lợi hay cười lộ nướu là tình trạng lộ nướu hàm trên quá mức khi cười,...