Những điều cần biết về chảy máu mũi

1. Chảy máu mũi là gì?
Là loại chảy máu gặp nhiều nhất trong các chảy máu thuộc phía trên đường thở, một trong những bệnh lý thường gặp nhất trong lĩnh vực cấp cứu của chuyên khoa Tai Mũi Họng. Đa số trường hợp nhẹ và sẽ hết, tuy nhiên có khoảng 6-10% trường hợp chảy máu mũi là nặng, tiến triển không kiểm soát được và có thể dẫn đến tử vong.

2. Những biến chứng nào có thể xảy ra nếu chảy máu mũi nhiều và không cầm máu kịp thời?
– Rối loạn điện giải.
– Giảm khối lượng tuần hoàn.
– Tử vong do mất máu nhiều nếu không xử trí kịp thời.

3. Những nguyên nhân nào gây chảy máu mũi?
– Nguyên nhân tại chỗ:
+ Chấn thương.
+ Viêm mũi xoang cấp.
+ Dị vật mũi.
+ Dị ứng nhiễm độc tại chỗ.
+ U hốc mũi.
– Nguyên nhân toàn thân:
+ Cao huyết áp.
+ Nhiễm trùng cấp tính (sốt xuất huyết, cúm, sởi).
+ Bệnh về máu (bệnh ưa chảy máu, suy tủy, rối loạn tiểu cầu).
+ Suy chức năng gan thận.

4. Các phương pháp và hướng xử trí khi chảy máu mũi?
4.1. Các phương pháp xử trí chảy máu mũi
Xử trí khi bị chảy máu mũi là công việc cấp bách và khẩn trương. Có nhiều phương pháp để cầm máu từ đơn giản đến phức tạp tùy theo mức độ chảy máu nhẹ hay nặng và tùy theo trang thiết bị cùng với trình độ tay nghề của bác sỹ. Trước hết nên để bệnh nhân nằm đầu cao hoặc nằm nghiêng để bớt hoảng hốt.
– Phương pháp ấn ngón tay: dùng tay đè ép cánh mũi bên chảy máu nhằm ép chặt vào điểm mạch 10-15 phút. Hoặc tốt hơn là nhét cục bông có tẩm adrenalin hoặc naphazolin vào vùng tiền đình mũi rồi tiếp tục dùng ngón tay ấn chặt lên cánh mũi. Đây là phương pháp đơn giản nhất có thể tiến hành đối với chảy máu mũi nhẹ, số lượng ít.
– Phương pháp đốt điểm chảy máu: nếu nhìn thấy rõ điểm chảy máu có thể dùng đông điện để cầm máu.
– Phương pháp nhét meche mũi trước: được chỉ định nếu các phương pháp trên thất bại, sau nhét phải kiểm tra thành sau họng xem có còn máu chảy xuống họng hay không nếu còn phải tháo meche mũi trước và nhét meche mũi sau.
– Phương pháp nhét meche mũi sau: được tiến hành khi lượng máu chảy nhiều mà nhét meche mũi trước thất bại.
Meche mũi trước và sau sẽ không để quá 3 ngày, khi tháo meche nếu bệnh nhân chảy máu trở lại có thể đặt meche trở lại đồng thời giải quyết nguyên nhân chảy máu.
– Phương pháp đặt mảnh bọt xốp tự tiêu: dùng Gelaspon, spongostan, merocel có tẩm thrombase và kháng sinh đang được sử dụng rộng rãi để thay thế phương pháp nhét meche cổ điển. Ưu điểm của phương pháp là có thể để lâu, tự tiêu, đôi khi không cần lấy ra.
– Phương pháp thắt động mạch: Là biện pháp cuối cùng khi chảy máu nhiều kéo dài tái diễn khi các biện pháp trên không hiệu quả.
– Phương pháp nút mạch: Đây là kỹ thuật mới có hiệu quả do bác sỹ can thiệp tim mạch thực hiện.

4.2. Hướng xử trí chảy máu mũi cụ thể?
Tùy thuộc vào nguyên nhân để có hướng xử trí chảy máu mũi thích hợp.
– Nếu chảy máu lượng nhiều thì việc cấp bách là phải cầm máu bằng phương tiện cầm máu như meche, merocel, meche mũi sau,…
– Khi tìm được nguyên nhân sẽ điều trị theo nguyên nhân:
+ Nếu là do dị vật -> sẽ lấy dị vật.
+ Nếu là bệnh về máu -> điều trị nội khoa.
+ Nếu là bệnh viêm mũi -> dùng thuốc chống viêm.
+ Nếu là cao huyết áp -> kiểm soát huyết áp tốt.

5. Những biến chứng có thể gặp sau khi cầm máu mũi?
Chảy máu mũi: một lượng dịch có máu thường rỉ ra trong 24 – 48 giờ sau phẫu thuật và sẽ giảm dần sau đó sẽ hết.

6. Những điều cần lưu ý trong thời gian nằm viện điều trị sau cầm máu
6.1. Những biểu hiện bình thường diễn ra sau mổ
– Đau tức vùng mặt – mũi, nghẹt mũi, nhức mắt, chảy nước mắt, phải thở bằng miệng, khô miệng do nhét meche cầm máu. Tình trạng này sẽ hết khi rút meche.
– Máu và dịch mũi chảy ra lượng ít thấm gạc.
– Đau đầu, chóng mặt do mất máu, gây tê, nhét meche. Tình trạng này sẽ giảm sau vài ngày và khi rút meche.

6.2. Các biến chứng cần theo dõi và báo nhân viên y tế
– Đau nhiều vết mổ quá sức chịu đựng.
– Chóng mặt nhiều, buồn nôn và nôn.
– Chảy máu tươi ướt, thấm toàn bộ băng.
– Tụt meche ra cửa mũi trước và cửa mũi sau.

6.3. Chế độ ăn
– Sau cầm máu 6h nếu đã hết cảm giác buồn nôn có thể ăn uống bình thường.
– Ăn nhiều hoa quả, rau xanh để tránh táo bón. Bổ sung nước cam – chanh.
– Tránh thức ăn chua cay, không uống rượu bia, không hút thuốc lá.
– Thường xuyên uống nước ấm để tránh khô họng.

Bổ sung nhiều rau xanh và trái cây trong chế độ dinh dưỡng

6.4. Chế độ vận động
– Đi lại nhẹ nhàng trong phòng bệnh hoặc sớm hơn khi hai chân hết tê hoàn toàn.
– Tránh vận động mạnh, chạy nhảy, khênh vác đồ nặng.

6.5. Chế độ sinh hoạt
– Mặc quần áo bệnh viện và thay hằng ngày để đảm bảo vệ sinh tránh nhiễm trùng vết mổ.
– Tắm rửa vệ sinh răng miệng bình thường, vùng mặt dùng khăn ấm để lau tránh nước vào mũi.

6.6. Chăm sóc vết thương
– Bệnh nhân được nhét meche cầm máu. Sau 3 ngày sẽ được rút meche. Không được tự ý rút meche.

7. Những điều cần biết sau khi ra viện
– Uống thuốc đúng hướng dẫn theo toa ra viện. Nếu trong quá trình uống thuốc có những triệu chứng bất thường như: ngứa, buồn nôn, chóng mặt, tức ngực, khó thở,… cần tới bệnh viện để được khám và xử trí.
– Chế độ dinh dưỡng:
+ Uống nhiều nước 2.5 l/ngày, bổ sung thêm nước cam, chanh.
+ Ăn uống bình thường tăng cường dinh dưỡng và rau, củ, quả (rau mồng tơi, rau đay, rau lang, khoai lang, chuối, đu đủ…) để tránh tình trạng táo bón.
+ Tránh các chất kích thích như thức ăn quá cay nóng, rượu, bia, thuốc lá (vì các thực phẩm này làm chậm lành vết thương và giảm tác dụng của thuốc điều trị).
– Chế độ sinh hoạt và tập luyện:
+ Tắm rửa vệ sinh bình thường, vùng mặt dùng khăn ấm để lau tránh nước vào mũi tròng vòng 1 tuần sau mổ.
+ Tránh hỉ mũi mạnh, tránh ngoáy mũi.
+ Xịt rửa mũi bằng nước muối sinh lý ngày 3 lần.

Xử dụng nước muối sinh lý vệ sinh mũi hàng ngày

8. Cách xử trí ban đầu khi chảy máu mũi tại nhà?
– Cho bệnh nhân ngồi đầu hơi cuối về phía trước.
– Dùng tay ép cánh mũi phía có chảy máu vào vách ngăn trong vòng 5-10 phút. Nếu không cầm phải đến ngay bệnh viện để được xử trí.

9. Triệu chứng bất thường phải đi khám lại sau khi ra viện?
– Chảy máu mũi không thể tự cầm.

Để xem và tải ấn phẩm chất lượng cao, nhấn vào nút “Tải Xuống” phía dưới:

Là một trong những chuyên khoa trọng yếu của bệnh viện Gia Đình, Khoa Ngoại thực hiện điều trị ngoại khoa cho mọi lứa tuổi, tập chung chẩn đoán, xử lý, phẫu thuật,… tất cả những tổn thương và bệnh lý ảnh hưởng tới cơ thể.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào cần được hỗ trợ, đừng ngần ngại kết nối với Bác sỹ Family:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Điều trị cười hở lợi

1. Cười hở lợi là gì? - Cười hở lợi hay cười lộ nướu là tình trạng lộ nướu hàm trên quá mức khi cười,...