Những điều cần biết về hội chứng vai gáy

1. Đau cổ vai gáy là gì?
– Đau cổ vai gáy là tình trạng đau xuất hiện ở vùng cổ-vai-gáy do các nguyên nhân tại chỗ hoặc từ chỗ khác đến.
– Bệnh rất phổ biến trên thế giới và cả Việt Nam với tỉ lệ ngày càng tăng, gặp nhiều ở phụ nữ độ tuổi 50.

2. Nguyên nhân nào gây đau cổ gáy?
– Một số nguyên nhân hay gặp có thể gây đau cổ gáy như: thoái hóa cột sống cổ
thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, viêm khớp vai, viêm quanh khớp vai, dính khớp bả vai, u xương vai.
– Một số bệnh lý khác như: Viêm dây thần kinh vùng cổ gáy, viêm xơ cơ vùng cổ gáy, Căng cổ quá mức, viêm/áp xe thành sau họng.
– Các nguyên nhân cơ học như: Chấn thương vùng cổ vai gáy, sai tư thế, tập thể thao quá mức,…

3. Đau cổ vai gáy thường đi kèm với những triệu chứng nào?
Ngoài dấu hiệu đau mỏi cổ vai gáy thường xuyên xảy ra, người bị đau cổ vai gáy còn xuất hiện một số biểu hiện sau:
– Cơn đau thường xuyên xuất hiện vào lúc sáng sớm, lúc vừa ngủ dậy hoặc khi ngồi làm việc.
– Đau tăng khi hoạt động, giảm khi nghỉ ngơi.
– Kèm theo cảm giác hoa mắt, chóng mặt, ù tai, đau đầu… do máu lưu thông lên não kém.
– Đau có thể lan lên đầu, xuống cánh tay và các ngón tay gây tê bì và rối loạn cảm giác.
– Cổ cứng, khó cử động độc lập.

4. Khi bị đau cổ gáy nên làm những cận lâm sàng nào?
– Chụp X quang cột sống cổ thẳng/nghiêng/chếch là cần thiết đầu tiên.
– Chụp MRI cột sống cổ khi có dấu hiệu tê hoặc yếu xuống tay
– Chụp CT: Khi có nghi ngờ tổn thương xương hoặc được thực hiện khi cơ sở không có MRI
– Siêu âm phần mềm có thể phát hiện các hiện tượng viêm cơ hoặc vôi hóa gân cơ dây chằng vùng cổ vai gáy.
– Đo điện cơ có thể được chỉ định trong trường hợp có tê yếu xuống vai tay.

5. Đau cổ vai gáy sẽ được điều trị bằng những phương pháp nào?
Tùy nguyên nhân gây đau cổ gáy mà có những phương pháp điều trị khác nhau.
– Những bệnh lý đến từ vùng khác thì điều trị nguyên nhân, triệu chứng đau cổ gáy sẽ cải thiện
– Đối với các nguyên nhân tại chỗ hoặc cơ học:

5.1. Điều trị bằng thuốc
Các loại thuốc thường dùng để điều trị đau cổ vai gáy gồm:
– Thuốc chống viêm không steroid.
– Thuốc giảm đau.
– Thuốc giãn cơ.
– Thuốc chống viêm Steroid.
– Thuốc bổ thần kinh.
– Thuốc giảm đau thần kinh.

5.2. Điều trị không dùng thuốc
– Nghỉ ngơi tại giường, chườm lạnh trong giai đoạn cấp.
– Điều trị Vật lý trị liệu: hồng ngoại, quấn nóng paraffin, điện xung giảm đau, siêu âm, sóng ngắn, xoa bóp, kéo giãn cột sống cổ, tập vận động cột sống.
– Mang nẹp cổ hỗ trợ.
– Giữ tư thế đúng trong sinh hoạt, làm việc, tránh bưng bê nặng, cúi nhiều.

5.3. Điều trị bằng phẫu thuật
Được bác sĩ cân nhắc chỉ định khi các biện pháp điều trị nội khoa hoặc vật lý trị liệu không cải thiện sau một thời gian hoặc bệnh trở nặng gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, áp dụng cho các bệnh lý sau:
– Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ.
– Trượt đốt sống.
– U rễ thần kinh.

6. Đau cổ gáy nếu không điều trị có nguy hiểm gì không?
– Nếu đau mỏi vai gáy không được điều trị kịp thời có thể gây ra các biến chứng hoặc hậu quả như: liệt 2 tay, nặng hơn là liệt tứ chi, mất ngủ, suy giảm trí nhớ, bệnh tiền đình, giảm hiệu quả trong học tập, làm việc,…

7. Đau cổ gáy có phòng ngừa được không?
– Tập thể dục thường xuyên.
– Tránh ngồi lâu, gối cao.
– Tránh bưng vác nặng, thay đổi tư thế đột ngột.
– Giữ tư thế đúng trong sinh hoạt, vận động.
– Khởi động kỹ trước khi chơi thể thao, tập GYM.
– Khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm bệnh tật.

8. Người bị đau cổ vai gáy nên ăn uống như thế nào?
8.1. Thực phẩm nên ăn
– Các thức ăn có chứa hàm lượng cao các axit béo omega-3 như cá hồi, các thu, cá trích, hàu, cá mòi.
– Các loại trái cây chứa nhiều vitamin C như: anh đào, nam việt quất, nho đỏ, trái cây họ cam quýt.
– Ngũ cốc, đậu nành, đậu tương, đậu đỏ, gạo lứt,ngô,…

8.2. Thực phẩm không nên ăn
– Thức ăn chế biến sẵn như khoai tây chiên, gà rán, xúc xích,…
– Thực phẩm chứa nhiều đường như bánh, kẹo, nước ngọt,…
– Các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, cà phê,…

9. Cần làm gì khi bị đau cổ vai gáy?
9.1. Những việc cần làm
– Đến các bệnh viện có uy tín để được khám tìm nguyên nhân và được tư vấn các phương pháp điều trị phù hợp.
– Nằm trên mặt phẳng cứng.
– Nghiêng người, ngồi dậy từ từ khi muốn thay đổi tư thế từ nằm sang ngồi.
– Làm việc nhẹ nhàng.
– Tập PHCN phối hợp.
– Duy trì bài tập tại nhà theo hướng dẫn.

9.2. Những việc không nên làm
– Tránh nằm võng.
– Thay đổi tư thế đột ngột.
– Tránh lao động mang vác nặng.
– Không tập quá sức.
– Không tập các bài tập trong đợt cấp.
– Không lạm dụng thuốc giảm đau quá nhiều, không tuân thủ theo liệu trình của bác sĩ.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Điều trị cười hở lợi

1. Cười hở lợi là gì? - Cười hở lợi hay cười lộ nướu là tình trạng lộ nướu hàm trên quá mức khi cười,...