Những điều cần biết về khâu vết thương

1. Vết thương và khâu vết thương
– Vết thương là sự tổn thương mô mềm do chấn thương hoặc những nguyên nhân khác gây ra. Khâu vết thương là thao tác nhằm phục hồi lại những tổn thương đó.

2. Chỉ định khâu vết thương hàm mặt trong trường hợp nào?
– Khâu phục hồi vết thương cho các vết thương rách da và tổ chức dưới da vùng mặt, rách niêm mạc và tổ chức dưới niêm mạc miệng.

3. Chống chỉ định tạm thời khâu vết thương trong trường hợp nào?
– Bệnh nhân không hợp tác, tâm thần, say rượu,… cần sự phối hợp của các bộ phận khác.
– Vết thương phức tạp phối hợp với tổn thương xương, cân cơ,… cần sự hợp tác của nhiều chuyên khoa.

4. Thời gian khâu vết thương hàm mặt trong vòng bao lâu?
– Tùy theo từng loại vết thương, thời gian thực hiện thủ thuật có thể kéo dài từ 20-60 phút.

5. Các bước thực hiện khâu vết thương hàm mặt như thế nào?
– Sát trùng vết thương bằng nước muối sinh lý NaCl 9%, dung dịch Betadin.
– Gây tê tại chỗ.
– Làm sạch vết thương, lấy bỏ dị vật kim loại, đá cát,…
– Cắt lọc, cầm máu vết thương.
– Khâu phục hồi theo từng lớp giải phẫu.
– Sát khuẩn và băng ép bên ngoài vết thương.
– Toa thuốc kháng sinh, khám viêm, giảm đau, tiêm phòng uốn ván.

6. Những biến chứng có thể xảy ra nếu không điều trị vết thương hàm mặt?
– Vết thương chảy máu, nếu không xử lý kịp thời thì gây nguy cơ mất máu, rối loạn huyết động.
– Có thể gây chèn ép, gây ngạt nếu mảnh tổ chức trong miệng, chảy máu sàn miệng.
– Vết thương để lâu không được xử lý dẫn đến vi khuẩn xâm nhập, gây nhiễm trùng và nguy cơ gây sẹo xấu khi lành.
– Chậm lành vết thương, sẹo xấu.

Trì hoãn điều trị có thể làm vết thương chậm lành, gây ra sẹo xấu

7. Những biến chứng có thể gặp sau khi thực hiện khâu vết thương?
– Nhiễm trùng vết thương do nhiều nguyên nhân như: Chăm sóc vết thương không tốt, còn dị vật, liên quan bệnh lý toàn thân của bệnh nhân.
– Phản ứng dị ứng với thuốc tê, thuốc sát khuẩn, chỉ khâu phẫu thuật, thuốc kháng sinh, kháng viêm, giảm đau.
– Vết thương lành thương tốt nhưng sẹo xấu, co kéo: Do vết thương trước đó nhiễm trùng, khuyết hổng mất tổ chức, dập nát nhiều,… phải cắt lọc nhiều mô, cần tiến hành sửa sẹo xấu.

8. Những điều gì cần biết trước khi khâu vết thương hàm mặt?
8.1. Cung cấp thông tin, tiền sử sức khoẻ cho nhân viên y tế
– Tiền sử bản thân: Đã có nằm viện dài ngày hay phẫu thuật lần nào chưa, thời gian thực hiện là khi nào.
– Bệnh lý toàn thân: Cao huyết áp, tiểu đường, hen xuyễn, bệnh lý về máu, tim mạch, xạ trị,…
– Tiền sử dị ứng: Thuốc, thức ăn,…
– Tiền sử gia đình: Cha mẹ, anh chị em ruột.
Một số thông tin khác:
– Đã ăn cách đây bao lâu, hiện tại có cảm thấy đói bụng không.
– Hiện tại có mang thai, cho con bú, đang trong thời kỳ kinh nguyệt hay không (đối với bệnh nhân nữ).
– Lưu ý: Bệnh nhân nhỏ tuổi hay người lớn tuổi cần có người nhà đi cùng.

8.2. Những thông tin về phương pháp, chi phí điều trị, thực hiện cam kết điều trị
– Bác sỹ thông báo các xét nghiệm cần thiết, kích chỉ định, điều dưỡng báo chi phí và bệnh nhân tiến hành tạm ứng.
– Tùy theo mức độ của vết thương, điều dưỡng thông báo chi phí khi đã lên thuốc, vật tư và phí khâu vết thương.
– Bệnh nhân được hướng dẫn thực hiện các cận lâm sàng: chụp phim X quang, làm các xét nghiệm khác (trong trường hợp cần thiết).
– Bệnh nhân được thông báo về các yếu tố nguy cơ, tai biến, biến chứng có thể xảy ra trong và sau khi kết thúc thủ thuật.
– Bệnh nhân ký giấy cam kết sau khi đã nắm rõ các thông tin.

9. Những điều cần biết trong khi khâu vết thương?
– Trong quá trình thực hiện, bệnh nhân sẽ được theo dõi liên tục tình trạng sức khoẻ thông qua: mạch, nhiệt độ, huyết áp,…
– Bệnh nhân cần biết trước thông tin các công việc sẽ thực hiện, để chuẩn bị tâm lý tốt.
– Cần tuân thủ theo y lệnh của bác sỹ, hợp tác tốt trong quá trình thực hiện thủ thuật để đạt được kết quả điều trị tốt nhất.

10. Những điều cần biết sau khi khâu vết thương?
– Thực hiện uống thuốc và chăm sóc vết thương theo y lệnh của bác sỹ.
– Giữ vệ sinh vết thương, thay băng hằng ngày.
– Tránh ăn rau muống, thịt bò, thịt gà, tôm cua, hải sản,… cho tới khi vết thương lành hoàn toàn (với vết thương tạo sẹo).

Tránh ăn rau muống, thịt bò, thịt gà, hải sản cho tới khi vết thương lành hoàn toàn

– Vết thương được cắt chỉ sau 5-7 ngày, sau khi cắt chỉ có thể sử dụng thuốc ngăn ngừa sẹo. Ví dụ: Dermatix Ultra-Gel, Scar Esthetique,…
– Khi vết thương khô, để vảy vết thương tự bong, không dùng tay bóc, không sờ, gãi nhiều khi vết thương lên da non và bắt đầu bong vảy.
– Tái khám theo hẹn hoặc khi có bất thường khác để bổ sung điều trị.
– Chích ngừa uốn ván (SAT) nếu bệnh nhân chưa được tiêm dự phòng.
– Nếu có dị ứng, các dấu hiệu nhiễm trùng cần dừng thuốc hoặc bất kỳ điều nào sau đây xảy ra thì phải đến bác sĩ ngay lập tức:
+ Sốt 38 độ hoặc cao hơn.
+ Chỗ vết thương ngày càng đau.
+ Tấy đỏ hoặc sưng phù ngày càng tăng lên.
+ Mủ hoặc dịch chảy có mùi hôi từ vết thương.
+ Vết thương sau khi khâu chảy máu nhiều hoặc chảy máu không dừng
+ Mép vết thương hở.

Với đội ngũ Bác sỹ giàu kinh nghiệm cùng trang thiết bị máy móc hiện đại, Đơn vị Răng Hàm Mặt, Bệnh viện Đa khoa Gia Đình Đà Nẵng đã và đang chăm sóc sức khỏe răng miệng cho rất nhiều người dân Đà Nẵng và khu vực miền Trung.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào cần được hỗ trợ, đừng ngần ngại kết nối với Bác sỹ Nha khoa Family:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Điều trị cười hở lợi

1. Cười hở lợi là gì? - Cười hở lợi hay cười lộ nướu là tình trạng lộ nướu hàm trên quá mức khi cười,...