Những điều cần biết về nút biểu bì ống tai ngoài

1. Nút biểu bì ống tai ngoài là gì?
Nút biểu bì được hình thành do những mảng biểu bì của ống tai ngoài bong ra và kết lại thành khối.

2. Triệu chứng lâm sàng của nút biểu bì ống tai là gì?
– Triệu chứng của nút biểu bì giống như triệu chứng của cục ráy tai là điếc, ù tai.
– Nút biểu bì có thể gây các tác hại đến ống tai: ống tai mỏng hoặc loét, xương ống tai bị teo dẫn tới ống tai mở rộng.
– Nút biểu chui vào hòm nhĩ (tai giữa) nếu có thủng màng nhĩ.

3. Biến chứng nếu không lấy nút biểu bì ráy tai là gì?
Nút biểu bì có thể sinh ra biến chứng như:
– Viêm tai ngoài.
– Nhọt ống tai.

4. Chẩn đoán phân biệt
– Cần phân biệt nút biểu bì với cục ráy tai và Cholesteatoma.
– Nút biểu bì có màu trắng; cục ráy tai có màu đen, nâu.
– Cholesteatoma khi chụp X-quang sẽ thấy thương tổn ở thượng nhĩ hoặc xương chũm.

Cần thăm khám để phân biệt nút biểu bì, ráy tai và Cholesteatoma

5. Nút biểu bì được điều trị như thế nào?
– Nút biểu bì sẽ được bác sỹ lấy ra bằng dụng cụ chuyên dụng. Sau đó sẽ phải theo dõi và điều trị nếu biểu bì gây ra biến chứng tại ống tai và màng nhĩ.
Tại các cơ sở y tế, bác sỹ sẽ thực hiện thủ thuật như sau:
– Soi tai kỹ để đánh giá vị trí của nút biểu bì.
– Nút biểu bì mới, dễ lấy: Lấy bằng móc tai, ống hút.
– Nếu bệnh nhân không hợp tác, nút biểu bì bám chặt, có thể gây tê trước khi thực hiện.
– Nút biểu bì khó lấy: Đầu tiên cần làm mềm nút biểu bì bằng cách bơm nước 37 độ vào tai nhằm đẩy nút biểu bì ra ngoài.
– Nếu nút biểu bì vẫn không thể lấy được cần làm mềm bằng cách:
+ Nhỏ candibiotic hoặc glycerin borat, ray C vào tai ngày 2 lần, mỗi lần nhỏ 3 giọt.
+ Dùng bông đút nút cửa tai trong khoảng 5 ngày, hẹn tái khám để tiếp tục lấy ráy tai ra ngoài.

Nếu nút biểu bì khó lấy, Bác sỹ sẽ sử dụng nước, dung dịch để làm mềm

6. Những tai biến có thể xảy ra trong lúc làm thủ thuật lấy nút biểu bì
– Chảy máu tai do tổn thương da ống tai hoặc màng nhĩ.
– Chóng mặt, choáng (ít gặp).

7. Những lưu ý sau lấy nút biểu bì ráy tai
– Dùng thuốc theo toa (kháng sinh, vitamin)
– Theo dõi tình trạng ống tai nếu viêm.
– Nếu thủng nhĩ phải dùng một đợt kháng sinh rồi vá nhĩ.
– Tránh nước vào tai.
– Đi bơi phải có dụng cụ chụp tai tránh nước vào tai.

Để xem và tải ấn phẩm chất lượng cao, nhấn vào nút “Tải Xuống” phía dưới:

Là một trong những chuyên khoa trọng yếu của bệnh viện Gia Đình, Khoa Ngoại thực hiện điều trị ngoại khoa cho mọi lứa tuổi, tập chung chẩn đoán, xử lý, phẫu thuật,… tất cả những tổn thương và bệnh lý ảnh hưởng tới cơ thể.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào cần được hỗ trợ, đừng ngần ngại kết nối với Bác sỹ Family:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Điều trị cười hở lợi

1. Cười hở lợi là gì? - Cười hở lợi hay cười lộ nướu là tình trạng lộ nướu hàm trên quá mức khi cười,...