Những điều cần biết về phẫu thuật tháo phương tiện kết hợp xương

1. Vì sao phải phẫu thuật tháo phương tiện kết hợp xương?
– Tháo phương tiện kết hợp xương là tháo ra các phương tiện cố định diện gãy xương khi tình trạng xương đã liền, thông thường là 6 tháng sau phẫu thuật kết hợp xương đối với vùng hàm mặt.
– Phương tiện kết hợp xương có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng dị cảm, khó chịu cho bệnh nhân.
– Phương tiện kết hợp xương có thể là nguyên nhân gây ra phản ứng dị ứng, nhiễm trùng.

2. Chỉ định tháo phương tiện kết hợp xương được áp dụng khi nào?

– Tháo phương tiện được thực hiện sau phẫu thuật kết hợp xương 6 tháng.
– Các phương tiện kết hợp xương tạm thời.
– Các trường hợp phương tiện kết hợp xương có nguy cơ của sự ăn mòn, phản ứng dị ứng, tiêu xương,…
– Các tiêu chuẩn xuất phát từ phẫu thuật: sai lệch khớp cắn gây đau khó khăn trong ăn nhai, sinh hoạt, gãy phương tiện kết hợp xương gây nhiễm khuẩn, hoại tử vùng hàm mặt tại vị trí có phương tiện kết hợp xương.

3. Biến chứng nếu không phẫu thuật tháo phương tiện kết hợp xương?
– Phương tiện kết hợp xương là một dị vật có thể gây các tình trạng nhiễm trùng, phản ứng dị ứng, dò mủ, nhiễm trùng mô mềm, nhiễm trùng xương.
– Bệnh nhân khi mang phương tiện kim loại trong cơ thể sẽ gặp khó khăn trong chẩn đoán và điều trị trong trường hợp cần chụp CT.
– Khi phương tiện kết hợp xương để quá lâu sẽ dẫn đến tình trạng cal xương, gây khó khăn cho bác sỹ phẫu thuật khi tháo.

4. Quy trình phẫu thuật tháo phương tiện kết hợp xương được thực hiện như thế nào?
4.1. Chuẩn bị
– Bệnh nhân không ăn, uống trước khi phẫu thuật ít nhất 6-8h.
– Bác sỹ có thể kê cho bệnh nhân sử dụng thuốc kháng sinh trước khi thực hiện.
– Bệnh nhân cần tắm toàn thân, rửa sạch mặt, búi gọn tóc, tháo bỏ trang sức, răng giả, kính áp tròng, tẩy sơn móng tay – chân trước mổ, thay trang phục của bệnh viện.
– Bệnh nhân cần thông báo cho bác sỹ nếu đang dùng thuốc loãng máu, bao gồm: Warfarin, aspirin và ibuprofen.

4.2. Thực hiện
– Bệnh nhân nằm trên bàn phẫu thuật, được gây tê tại chỗ hoặc gây mê.
– Bác sỹ sẽ sát trùng vị trí mổ, rạch theo đường mổ cũ, bộc lộ và tháo phương tiện kết hợp xương.
– Sau đó, bác sỹ chỉnh bề mặt xương, đóng vết mổ bằng cách khâu cơ và da từng lớp theo cấu trúc giải phẫu.

4.3. Sau khi thực hiện phẫu thuật
– Thời gian thực hiện phẫu thuật từ 30-60 phút.
– Thời gian hồi sức phụ thuộc vào loại thuốc tê, thường kéo dài không quá 4 tiếng.

4.4. Những điều cần lưu ý sau tháo phương tiện kết hợp xương hàm mặt
– Nghỉ ngơi và ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng.
– Không ăn uống các chất kích thích như: Tiêu, cay ớt, rượu bia, hút thuốc lá.
– Tuân thủ uống thuốc theo toa của bác sỹ.
– Không sờ tay vào vết thương, không để nước dính vào vết thương, nếu vết thương bị ướt phải thay băng ngay.
– Cắt chỉ sau 7 ngày kể từ ngày phẫu thuật và được rửa mặt sau khi vết thương đã liền tốt và cắt chỉ.

5. Các biến chứng có thể xảy ra trong và sau phẫu thuật?
– Biến chứng chung của quá trình gây mê ảnh hưởng lên tim mạch, hô hấp như: Suy hô hấp, trụy tim mạch,…sẽ xử trí được bằng việc cấp cứu kịp thời.
– Chảy máu vết mổ: biến chứng chiếm tỷ lệ thấp. Khi xảy ra chảy máu, bệnh nhân sẽ được cầm máu bổ sung tại phòng bệnh hoặc được khâu phục hồi tại phòng mổ trong trường hợp chảy máu sau mổ nặng nề.
– Nhiễm trùng vết mổ: xảy ra nếu sau mổ không đảm bảo chăm sóc vết thương đúng cách. Vì vậy khi xuất viện, bệnh nhân cần tuân thủ uống thuốc theo đơn và thay băng tại các cơ sở y tế để đảm bảo vô khuẩn về dụng cụ và thao tác thay băng.

– Sẹo xấu (sẹo lồi hoặc lõm): Tùy thuộc vào cơ địa của từng bệnh nhân. Để hạn chế sẹo, bác sỹ sẽ tiến hành khâu thẩm mỹ và sau khi ra viện bệnh nhân sẽ được tư vấn dùng thuốc chống sẹo.
– Dị ứng thuốc điều trị: Có thể gặp tùy thuộc từng cơ địa. Vì vậy bệnh nhân cần cung cấp tiền sử dị ứng thuốc để hạn chế nguy cơ này xảy ra.
– Trong trường hợp sẹo cũ xơ cứng, trong quá trình phẫu thuật có thể tổn thương thần kinh và mạch máu.

6. Thời gian điều trị
– Bệnh nhân nhập viện được phẫu thuật ngay khi tình trạng bệnh ổn định và các xét nghiệm trước mổ có kết quả bình thường.
– Phẫu thuật tháo phương tiện kéo dài khoảng 30-60 phút.
– Sau phẫu thuật bệnh nhân cần điều trị nội trú khoảng 4-5 ngày.

Với đội ngũ Bác sỹ giàu kinh nghiệm cùng trang thiết bị máy móc hiện đại, Đơn vị Răng Hàm Mặt, Bệnh viện Đa khoa Gia Đình Đà Nẵng đã và đang chăm sóc sức khỏe răng miệng cho rất nhiều người dân Đà Nẵng và khu vực miền Trung.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào cần được hỗ trợ, đừng ngần ngại kết nối với Bác sỹ Nha khoa Family:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Điều trị cười hở lợi

1. Cười hở lợi là gì? - Cười hở lợi hay cười lộ nướu là tình trạng lộ nướu hàm trên quá mức khi cười,...