Những điều cần biết về sử dụng dụng cụ phân phối thuốc

1. Tại sao cần phải sử dụng dụng cụ phân phối thuốc?
– Thuốc sử dụng đường xông – hít ngày càng trở nên phổ biến trong điều trị bệnh lý hô hấp mạn tính như hen suyễn và COPD.
– Dụng cụ phân phối thuốc là các thiết bị đưa thuốc qua miệng đi thẳng vào phổi của bệnh nhân.
– Sử dụng thuốc bằng đường xông – hít giúp đưa thuốc trực tiếp vào đường thở, giảm được tác dụng phụ toàn thân của thuốc.

2. Nguyên lý tác dụng của thuốc qua các dụng cụ phân phối thuốc?
– Lưu lượng hít vào của bệnh nhân sẽ quyết định đáng kể đến vị trí lắng đọng thuốc ở đường hô hấp.
– Để tối ưu hóa sự lắng đọng này ở phổi, bệnh nhân cần hít chậm và sâu khi dùng loại thuốc phun/ xịt và hít nhanh sâu khi dùng các loại thuốc hít bột khô.

3. Có các loại dụng cụ phân phối thuốc nào hiện có ở bệnh viện?
3.1. Bình xịt định liều

Bình xịt định liều MDI

– Bình xịt định liều là thiết bị phun hít cầm tay dùng lực đẩy để phân bố thuốc.

3.1.1. Ưu và nhược điểm
– Ưu điểm:
+ Dễ mang theo.
+ Khả năng phân bố đa liều.
+ Ít nguy cơ nhiễm khuẩn.
– Nhược điểm:
+ Cần sự khởi động chính xác.
+ Phối hợp tốt giữa động tác xịt thuốc với hít vào.

3.1.2. Kỹ thuật sử dụng
– Bước 1: Mở nắp ống thuốc.
– Bước 2: Lắc ống thuốc.
– Bước 3: Ngồi thẳng lưng hoặc đứng, hơi ngửa cổ ra sau.
– Bước 4: Thở ra không qua dụng cụ hít.
– Bước 5: Ngậm kín ống ngậm sau đó ấn thuốc đồng thời hít vào từ từ và sâu.
– Bước 6: Nín thở trong vòng 10 giây, sau đó thở ra.
– Bước 7: Đóng nắp dụng cụ
– Chú ý: Nếu bác sỹ chỉ định dùng thêm liều tiếp thì lặp lại từ bước 3 đến bước 6.

3.1.3. Những sai sót thường gặp khi sử dụng bình xịt định liều
– Không lắc bình trước khi dùng.
– Không phối hợp tay bóp miệng hít.
– Hít vào quá nhanh hay quá chậm.
– Không nín thở sau khi hít thuốc.

3.1.4. Những lưu ý khi sử dụng bình xịt định liều
– Kiểm tra thuốc còn hay hết bằng cách cho hộp thuốc vào trong một bát nước, nếu hộp thuốc nổi và nằm ngang trên mặt nước nghĩa là trong bình hoàn toàn hết thuốc.
– Vệ sinh bình xịt định liều ít nhất 1 lần/ tuần bằng vải, giấy lụa hoặc bông khô (lau sạch mặt trong, mặt ngoài của ống ngậm và vỏ bọc nhựa).

3.2. Bình hít bột khô Turbuhaler

Bình hít bột khô Turbuhaler DPI

– Là bình hít có chứa bột khô với tất cả các liều thuốc được chứa trong cùng một bồn chứa.

3.2.1. Ưu và nhược điểm
– Ưu điểm:
+ Dễ mang theo.
+ Không cần sự phối hợp khi ấn và hít.
+ Được kích hoạt bởi nhịp thở.
+ Không cần buồng đệm.
– Nhược điểm:
+ Đòi hỏi lưu lượng thở thích hợp để phân bố thuốc.
+ Độ ẩm có thể làm thuốc vón cục dẫn đến giảm phân bố thuốc.

3.2.2. Kỹ thuật sử dụng
– Bước 1: Cầm dụng cụ hít thẳng đứng, mở nắp dụng cụ hít, kiểm tra cửa sổ chỉ thị liều.
– Bước 2: Vặn phần đáy dụng cụ sang phải sau đó vặn ngược lại sang trái cho đến khi nghe tiếng cách là 1 liều thuốc đã được nạp. Đối với turbuhaler mới, thực hiện bước 2 hai lần trước khi hít lần đầu tiên.
– Bước 3: Ngồi thẳng lưng hoặc đứng hơi ngửa cổ ra sau.
– Bước 4: Thở ra không qua dụng cụ hít.
– Bước 5: Ngậm kín ống ngậm sau đó hít vào nhanh và sâu.
– Bước 6: Nín thở trong vòng 10 giây sau đó thở ra.
– Bước 7: Đóng nắp dụng cụ.
– Chú ý: Nếu cần dùng thêm 1 liều lặp lại bước 2 đến bước 6.

3.2.3. Những sai sót thường gặp
– Không nín thở sau khi hít thuốc.
– Không súc miệng ngay sau khi hít thuốc.
– Không để bình turbuhaler thẳng đứng khi vặn.
– Hít vào không đủ mạnh.

3.2.4. Những lưu ý khi sử dụng Turbuhaler
– Kiểm tra thuốc còn hay hết trước khi dùng bằng cách kiểm tra cửa sổ chỉ thị liều. Cửa sổ chỉ thị liều cho biết có bao nhiêu liều còn lại trong ống thuốc
– Cửa sổ chỉ thị liều hiển thị từng mức 10 liều, khi còn 10 liều cuối cùng cửa sổ chỉ thị liều sẽ có nền đỏ.
– Không được tháo mở đầu ngậm, luôn đậy kĩ nắp sau khi dùng.
– Nếu nhầm lẫn thực hiện nhiều lần bước nạp thuốc bạn vẫn chỉ nhận được 1 liều thuốc.
– Vệ sinh turbuhaler thường xuyên, lau mặt ngoài của đầu ngậm bằng vải khô (ít nhất 1 lần/ tuần). Không được dùng nước hay chất lỏng.

4. Các dụng cụ phân phối thuốc khác hay gặp gồm?
4.1. Buồng đệm

4.1.1. Ưu và nhược điểm
– Ưu điểm:
+ Giúp cải thiện phân bố thuốc, giảm lượng thuốc dính ở họng và mất vào không khí.
+ Hỗ trợ khi bệnh nhân phối hợp kém hoặc khó sử dụng bình hít đơn thuần.
– Ngoài ra, buồng đệm có van: Cho phép thuốc ở trong buồng đệm tới khi bệnh nhân hít thuốc vào qua van một chiều, ngăn bệnh nhân thở ra vào buồng đệm, cải thiện việc hít thuốc và thời gian khởi động.
– Nhược điểm:
+ Dụng cụ cồng kềnh.
+ Diện tiếp xúc với vi khuẩn nhiều hơn.
+ Do lực tĩnh điện có thể giảm phân bố thuốc vào phổi.

4.1.2. Kỹ thuật sử dụng

4.2. Bình hít bột khô Accuhaler
– Bình hít bột khô (DPI) là thiết bị được kích hoạt bởi nhịp thở giúp phân bố thuốc ở dạng các phân tử chứa trong nang. Do không chứa chất đẩy nên kiểu hít này yêu cầu dòng thở thích hợp. Các DPI có khả năng phun thuốc khác nhau tùy thuộc sức kháng với lưu lượng thở.

4.2.1. Ưu và nhược điểm của dụng cụ
– Ưu điểm của DPI là được kích hoạt bởi nhịp thở, không cần buồng đệm, không cần giữ nhịp thở sau khi hít, dễ mang theo, không chứa chất đẩy.
– Nhược điểm là đòi hỏi lưu lượng thở thích hợp để phân bố thuốc, có thể lắng đọng thuốc ở hầu họng và độ ẩm có thể làm thuốc vón cục dẫn đến giảm phân bố thuốc.
– Chú ý khi sử dụng: giữ bình khô, không thả vào nước, lau ống ngậm và làm khô ngay sau hít, không nuốt viên nang dùng để hít.

4.2.2. Kỹ thuật sử dụng

4.3. Respimat

– Respimat là một dụng cụ phân phối thuốc mới với thiết kế đặc biệt giúp tạo ra các hạt mịn dưới dạng phun sương.
– Kỹ thuật sử dụng:

4.4. Breezhaler
– Bộ Breezhaler gồm:
+ Một ống hít Breezhaler.
+ Vỉ thuốc chứa viên nang được sử dụng trong ống hít.
– Lưu ý: Không sử dụng viên nang của dụng cụ Breezhaler với bất cứ ống hít nào khác, không sử dụng ống hít Breezhaler với bất cứ thuốc nang nào loại khác. Không nuốt viên nang. Bột chứa trong nang được sử dụng để hít.
– Kỹ thuật sử dụng:

Để xem và tải ấn phẩm chất lượng cao, nhấn vào nút “Tải Xuống” phía dưới:

Với đầy đủ các chuyên khoa về hô hấp, tiêu hóa, nội tiết, tim mạch, thần kinh,… cùng đội ngũ bác sỹ giàu kinh nghiệm, Khoa Nội đã và đang đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh chất lượng cao cho tất cả người bệnh.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào cần được hỗ trợ, đừng ngần ngại kết nối với Bác sỹ Family:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Điều trị cười hở lợi

1. Cười hở lợi là gì? - Cười hở lợi hay cười lộ nướu là tình trạng lộ nướu hàm trên quá mức khi cười,...