Những điều cần biết về tắc ruột

1. Thế nào là tắc ruột?
Tắc ruột là sự ngừng trệ/ tắc nghẽn các chất chứa trong lòng ruột (ruột non và/ hoặc đại tràng). Sự tắc nghẽn có thể một phần (bán tắc ruột) hoặc hoàn toàn (tắc ruột hoàn toàn).
Đây là một tình trạng cấp cứu ngoại khoa.

2. Các dấu hiệu nào nghi ngờ bạn bị tắc ruột?
– Đau bụng cơn
– Nôn, buồn nôn
– Bí trung đại tiện
– Có thể đi cầu lỏng ban đầu
– Bụng chướng
– Quai ruột nổi
– Có thể sờ thấy khối u do dị vật trong lòng ruột, u thành ruột, búi giun, khối lồng
– Có thể có dấu nhiễm trùng: sốt, mệt mỏi, chán ăn, môi khô, lưỡi trắng bẩn,…

3. Những nguyên nhân gây ra tắc ruột?
3.1. Tắc ruột cơ học (có sự tắc nghẽn vật lý)
– Nguyên nhân ở trong lòng ruột:
+ Ruột non: búi giun đũa, tắc do khối bã thức ăn (măng, xơ mít, quả sim,…)
+ Ở đại tràng: có thể là khối u, phân ở người già bị táo bón kéo dài.
– Nguyên nhân ở thành ruột:
+ Các khối ung thư của ruột non và của đại tràng, trong đó ung thư đại tràng trái hay gặp nhất. Các khối u lành tính của thành ruột với kích thước lớn có thể gây tắc ruột.
+ Hẹp thành ruột do viêm nhiễm hoặc do sẹo xơ
+ Lồng ruột
– Nguyên nhân ở ngoài thành ruột:
+ Dây chằng và dính các quai ruột nguồn gốc do phẫu thuật ở bụng, số còn lại có nguồn gốc viêm nhiễm, chấn thương và bẩm sinh.
+ Các thoát vị bao gồm các thoát vị thành bụng (thoát vị bẹn, thoát vị đùi, thoát vị rốn,…) và các thoát vị nội: thoát vị bịt, thoát vị khe Winslow, thoát vị Treitz,…).
+ Xoắn ruột

3.2. Tắc ruột cơ năng (liệt ruột)
– Liệt ruột phản trong sỏi niệu quản.
– Các nguyên nhân viêm phúc mạc, dịch thủng dạ dày, dịch tuỵ cũng gây liệt ruột.
– Thiếu máu cấp và huyết khối tĩnh mạch mạc treo cũng làm liệt nhu động ở đoạn ruột tương ứng.
– Ngoài ra còn rất nhiều các nguyên nhân khác làm tổn thương thần kinh cơ của ruột và gây ra một tình trạng giả tắc ruột, bao gồm:
+ Rối loạn chuyển hoá: Kali máu thấp, tăng canxi máu, toan chuyển hoá.
+ Một số thuốc: dẫn chất của thuốc phiện, kháng cholinergic,…
+ Tổn thương ruột trong các bệnh toàn thân: tiểu đường, thiểu năng tuyến giáp,…

4. Điều trị tắc ruột như thế nào?
– Điều trị phẫu thuật kết hợp với hồi sức ngoại khoa trước trong và sau mổ nhằm điều chỉnh các rối loạn toàn thân do tắc ruột gây nên (rối loạn nước điện giải) và loại trừ nguyên nhân gây tắc, phục hồi lưu thông ruột.
– Trường hợp bán tắc ruột có thể theo dõi mà không cần can thiệp phẫu thuật.
– Điều trị các rối loạn toàn thân do tắc ruột gây nên:
+ Truyền dịch và điện giải theo điện giải đồ, hct. Nuôi dưỡng tĩnh mạch.
+ Hút dịch dạ dày ruột: đặt sonde dạ dày để hút dịch ở trên chỗ tắc.
+ Kháng sinh, giảm đau (nếu cần).
– Điều trị phẫu thuật để giải quyết nguyên nhân tắc, phục hồi lưu thông ruột.
– Kiểm soát stress, dự phòng loét do stress.
– Điều trị nguyên nhân nếu có.

5. Tắc ruột có thể gây ra các biến chứng nào?
Nếu không được theo dõi và điều trị kịp thời tắc ruột có thể gây nên:
– Nhiềm trùng ổ bụng
– Nhiễm trùng huyết, thậm chí suy đa tạng và tử vong
– Thủng ruột.
– Hội chứng ruột ngắn
– Biến chứng viêm phổi do hít, suy hô hấp cấp.
– Suy dinh dưỡng.

6. Chế độ ăn và theo dõi trong và sau đợt điều trị tắc ruột như thế nào?
6.1. Chế độ ăn
– Tạm nhịn ăn và nhịn uống, nuôi dưỡng tĩnh mạch đến khi có chỉ định chế độ ăn của bác sỹ.
– Khi được bác sỹ chỉ định cho ăn lại:
+ Chia nhỏ bữa ăn nhiều lần trong ngày
+ Ăn thức ăn loãng, dễ tiêu như cháo, súp, cơm nhão… Tăng dần về lượng và độ rắn của thức ăn.

+ Tránh ăn quá no.
+ Tránh thức ăn nhiều chất béo đặc biệt thức ăn nhanh.
+ Tránh thức ăn nhiều vị chua, cay.
+ Bỏ rượu bia, nước uống có gaz…

6.2. Chế độ sinh hoạt
– Ngủ đủ giấc: nghỉ ngơi điều độ, đúng giờ, không thức khuya.

Ngủ đủ giấc, nghỉ ngơi điều độ, tránh stress giúp cải thiện tình trạng bệnh

– Tránh lo lắng, căng thẳng
– Chú ý vệ sinh: rửa tay thường xuyên bằng nước sạch và xà phòng, vệ sinh cá nhân và nơi sinh hoạt sạch sẽ thoáng mát

6.3. Theo dõi điều trị
– Dùng thuốc đúng quy định: người bệnh phải uống thuốc đúng sự chỉ dẫn của bác sỹ, điều dưỡng, không tự ý ngưng hay bỏ thuốc hoặc đổi liều sử dụng.
– Tự theo dõi tác dụng của thuốc: ngứa, nổi mày đay, khó thở,… hay xuất hiện bất cứ triệu chứng bất thường nào phải báo ngay cho bác sỹ hoặc điều dưỡng
– Theo dõi các triệu chứng lâm sàng của bệnh như: buồn nôn, nôn, đầy bụng, đau bụng, đi cầu phân đen, có máu, hoặc phân trông giống như hắc ín, trung tiện, sốt.
– Theo dõi màu sắc, đau và dịch bất thường vết mổ (nếu có)

7. Những dấu hiệu cần tái khám của bệnh?
– Tái khám theo lịch hẹn của bác sỹ.
– Tái khám nếu có các dấu hiệu sau:
+ Các triệu chứng tái phát
+ Buồn nôn, nôn
+ Nôn ra máu hoặc đi cầu phân đen, phân có máu
+ Nôn dai dẳng
+ Sụt cân không chủ ý
+ Đau bụng tăng kèm/ không kèm sốt
+ Bí trung đại tiện
+ Đau, sưng, chảy dịch bất thường vết mổ (nếu có).

Để xem và tải ấn phẩm chất lượng cao, nhấn vào nút “Tải Xuống” phía dưới:

Đơn vị Tiêu hóa Gan mật Bệnh viện Đa khoa Gia Đình quy tụ đội ngũ bác sỹ chuyên gia có nhiều năm kinh nghiệm về phòng ngừa, chẩn đoán và điều trị bệnh lý hệ tiêu hóa. Kết hợp với việc đầu tư trang thiết bị hiện đại giúp đưa ra những chẩn đoán chính xác và phác đồ điều trị phù hợp cho từng bệnh nhân.
Nổi bật là hệ thống nội soi ống mềm Olympus – Nhật Bản, vượt trội với dải tần ánh sáng hẹp (Narrow Banding Imaging – NBI) cho phép triển khai thành công các kỹ thuật tiên tiến như: nội soi chẩn đoán và điều trị xuất huyết tiêu hóa, lấy dị vật đường tiêu hóa, mở thông dạ dày ra da; nội soi tầm soát ung thư sớm dạ dày, đại trực tràng theo tiêu chuẩn quốc tế, không đau và nhanh hồi phục.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào cần được hỗ trợ, đừng ngần ngại kết nối với Bác sỹ Family qua:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Điều trị cười hở lợi

1. Cười hở lợi là gì? - Cười hở lợi hay cười lộ nướu là tình trạng lộ nướu hàm trên quá mức khi cười,...