Những điều cần biết về viêm đa xoang mạn tính và phẫu thuật nội soi mũi xoang

1. Viêm đa xoang mạn tính là bệnh gì?
Viêm đa xoang mạn tính là quá trình viêm mạn tính của những niêm mạc lót trong lòng các xoang đồng thời cùng một lúc do viêm xoang cấp tái diễn nhiều lần, do sự dẫn lưu kém không tháo mủ ra được.

2. Nguyên nhân gây bệnh là gì?
– Viêm xoang cấp tái diễn nhiều lần > 12 tuần.
– Viêm xoang do răng.
– Do chấn thương, do cúm, do sởi.
– Do viêm mũi xoang dị ứng.
– Do các yếu tố môi trường (thuốc lá, ô nhiễm, chất kích thích,…).
– Do cấu trúc giải phẫu bất thường (vẹo lệch vách ngăn, bóng hơi cuốn giữa, V.A quá phát,…).

3. Những triệu chứng của viêm đa xoang mạn tính là gì?
3.1. Triệu chứng cơ năng

Ngạt, tắt mũi thường xuyên là triệu chứng điển hình của viêm xoang đa xoang mạn

– Ngạt tắc mũi thường xuyên.
– Xì mũi hoặc khịt khạc mủ nhày hay mủ đặc thường xuyên.
– Ðau nhức vùng mặt (đau từ gốc mũi lan ra hai bên ổ mắt ra đến thái dương).
– Mất ngửi hoặc giảm ngửi.
– Kèm theo bệnh nhân có thể bị đau đầu, ho, mệt mỏi, hơi thở hôi.
– Các triệu chứng trên kéo dài trên 12 tuần.

3.2. Triệu chứng thực thể (nội soi mũi cho hình ảnh)
– Dịch mủ nhầy hoặc mủ đặc ở khe giữa, đôi khi khe trên.
– Niêm mạc hốc mũi viêm phù nề hoặc thoái hoá thành polyp.
– Có thể thấy các cấu trúc giải phẫu bất thường như: Vẹo lệch vách ngăn, bóng hơi cuốn giữa, V.A quá phát.

3.3. Cận lâm sàng
– Phim X quang thông thường (Blondeau, Hirtz): Cho hình ảnh không rõ, ít sử dụng.
– Phim CT Scan cho hình ảnh:
+ Hình ảnh mờ các xoang, có thể mờ đều hoặc không đều.
+ Dày niêm mạc các xoang, mức dịch trong xoang, polyp mũi xoang.
+ Bệnh tích bịt lấp vùng phức hợp lỗ ngách.
+ Các cấu trúc giải phẫu bất thường như: Vẹo lệch vách ngăn, bóng hơi cuốn giữa, cuốn giữa đảo chiều,…
– Chụp cộng hưởng từ (MRI): Hình ảnh MRI có cản quang hay không cản quang cho phép đánh giá những xâm lấn ổ mắt, nội sọ và thần kinh, đây là thông tin chìa khóa tạo điều kiện thuận lợi cho phẫu thuật và tiên lượng bệnh.

4. Viêm đa xoang mạn tính không điều trị có thể xảy ra biến chứng gì?
– Viêm phế quản mạn tính hay lao phổi giả.
– Viêm họng mạn tính.
– Nhức đầu.
– Viêm dây thần kinh thị giác sau nhãn cầu.
– Viêm tấy ổ mắt, viêm mí mắt và viêm túi lệ.
– Viêm cốt tủy.
– Viêm màng não.
– Viêm tắc tĩnh mạch hang.
– Áp xe não, viêm não.

5. Viêm đa xoang mạn tính điều trị như thế nào?
5.1. Nguyên tắc điều trị
– Nghỉ ngơi, phòng tránh các tác nhân, nguyên nhân gây viêm mũi xoang.
– Ðảm bảo dẫn lưu tốt mũi xoang, chống phù nề niêm mạc.
– Kết hợp điều trị tại chỗ và toàn thân.

5.2. Điều trị nội khoa
– Điều trị toàn thân:
+ Thuốc kháng sinh: Thường từ 2 đến 3 tuần.
+ Thuốc corticosteroid uống.
– Điều trị tại chỗ:
+ Dùng thuốc co mạch.
+ Rửa mũi bằng nước muối sinh lý.
+ Làm thuốc mũi, rửa mũi xoang (xông kê, xông mũi).
+ Thuốc corticosteroid dạng xịt.

– Cung cấp thông tin cho nhân viên y tế:
+ Cung cấp thẻ BHYT/BHCC nếu có để đảm bảo quyền lợi trong điều trị.
+ Cung cấp tiền sử dị ứng thuốc, thức ăn, nước uống.
+ Cung cấp tiền sử bệnh đang mắc phải như: Tim mạch, tăng huyết áp, tiểu đường, hen suyễn, viêm dạ dày, viêm đường hô hấp (ho, đau họng, chảy mũi).
+ Cung cấp thông tin thuốc đang sử dụng: Thuốc chống đông, thuốc chống dị ứng, hen suyễn,…
+ Nếu bệnh nhân là nữ cần cung cấp thông tin về vấn đề kinh nguyệt, nghi ngờ mang thai.

7.2. Những điều bệnh nhân cần thực hiện trước phẫu thuật để đảm bảo an toàn
-Trong thời gian điều trị, nếu muốn sử dụng các lọai thuốc, thực phẩm chức năng ngoài y lệnh cần phải xin ý kiến của bác sỹ.
-Phải làm đầy đủ các xét nghiệm cần thiết trước mổ như: Công thức máu, chức năng đông máu, chức năng gan, chức năng thận, HIV, viêm gan B, chụp phim phổi, điện tâm đồ, siêu âm tim,…
– Phải nhịn ăn uống hoàn toàn trước mổ (kể cả uống nước, sữa, café, kẹo cao su) ít nhất 6h, để tránh biến chứng trào ngược thức ăn gây sặc, ảnh hưởng đến tính mạng trong quá trình mổ. Nếu đã lỡ ăn uống thì phải báo lại nhân viên y tế.
– Cởi bỏ tư trang cá nhân, răng giả, kính áp tròng, lông mi giả (nếu có) giao cho người nhà giữ hoặc nếu không có người nhà có thể ký gửi tại phòng hành chính khoa.
– Cắt ngắn và tẩy sạch sơn móng tay chân (nếu có), búi tóc gọn gàng đối với nữ, cạo râu sạch sẽ đối với nam.
– Đi tiểu trước khi chuyển mổ.
– Không xóa ký hiệu đánh dấu vị trí vết mổ.

7.3. Những vấn đề nhân viên y tế sẽ làm cho bệnh nhân trước phẫu thuật
– Bệnh nhân hoặc người nhà > 18 tuổi (gồm ba/mẹ/vợ/chồng) được giải thích và hướng dẫn ký cam kết trước mổ.
– Truyền dịch nuôi dưỡng giúp bệnh nhân đỡ đói và khát trong thời gian nhịn ăn chờ mổ.
– Tiêm kháng sinh trước mổ (nếu có).
– Nhân viên y tế vận chuyển bệnh nhân xuống phòng mổ bằng xe lăn.

8.Những điều cần lưu ý trong thời gian nằm viện điều trị sau phẫu thuật
8.1. Những biểu hiện bình thường sau phẫu thuật
– Đau tức vùng mặt – mũi, chảy nước mắt, nghẹt mũi phải thở bằng miệng dẫn tới khô họng. Sau 48h meche mũi sẽ được rút và tình trạng này sẽ hết.
– Chảy máu lượng ít, máu chỉ thấm vào gạc.
– Đau đầu, chóng mặt do áp lực của meche nhét cầm máu tại mũi.

8.2. Các biến chứng cần theo dõi và báo nhân viên y tế
– Đau nhiều vết mổ quá sức chịu đựng.
– Chóng mặt nhiều, buồn nôn và nôn.
– Chảy máu tươi ướt ướt thẫm toàn bộ băng trước mũi.
– Tụt meche ra trước hoặc xuống họng.
– Dị ứng nổi mề đây, tức ngực khó thở sau dùng thuốc.

8.3. Chế độ dinh dưỡng, vận động, sinh hoạt, chăm sóc vết thương
– Chế độ dinh dưỡng: Sau mổ 6h nếu bệnh nhân đã hết cảm giác buồn nôn có thể ăn uống bình thường.
– Chế độ vận động:
+ Đi lại nhẹ nhàng trong phòng bệnh hoặc sớm hơn khi hai chân hết tê hoàn toàn.
+ Tránh vận động mạnh, chạy nhảy, khuân vác đồ nặng.
– Chế độ sinh hoạt:
+ Mặc quần áo bệnh viện và thay hằng ngày để đảm bảo vệ sinh tránh nhiễm trùng vết mổ.
+ Tắm rửa vệ sinh răng miệng bình thường.
– Chăm sóc vết thương: Sau mổ bệnh nhân sẽ được nhét meche để cầm máu. Vì vậy bệnh nhân không được tự ý rút meche, 48h sau mổ, nhân viên y tế sẽ rút meche cho bệnh nhân.

9. Những điều cần biết sau khi ra viện
9.1. Theo dõi bệnh
– Uống thuốc đúng hướng dẫn theo toa ra viện.
– Nếu trong quá trình uống thuốc có những triệu chứng bất thường như: Ngứa, buồn nôn, chóng mặt, tức ngực, khó thở,… cần tới bệnh viện để được khám và xử trí.

9.2. Chế độ dinh dưỡng, chăm sóc vết thương

Nên bổ sung nước cam, chanh, sau phẫu thuật

– Chế độ dinh dưỡng:
+ Uống nhiều nước 2.5 l/ngày, bổ sung thêm nước cam, chanh.
+ Ăn uống bình thường tăng cường dinh dưỡng và rau, củ, quả.
+ Tránh các chất kích thích như: thức ăn quá cay nóng, rượu, bia, thuốc lá (vì các thực phẩm này làm chậm lành vết thương và giảm tác dụng của thuốc điều trị).
– Vệ sinh mũi sau mổ:
+ Xịt rửa mũi bằng nước muối sinh lý ngày 3 lần.
+ Không dùng tay ngoáy mũi.
+ Tránh môi trường khói bụi. Đeo khẩu trang khi đi ra đường.
– Tái khám sau khi hết thuốc hoặc sớm hơn nếu có các triệu chứng bất thường như:
+ Chảy máu.
+ Nghe mùi hôi ở mũi.
+ Nghẹt mũi tăng lên.

Để xem và tải ấn phẩm chất lượng cao, nhấn vào nút “Tải Xuống” phía dưới:

Là một trong những chuyên khoa trọng yếu của bệnh viện Gia Đình, Khoa Ngoại thực hiện điều trị ngoại khoa cho mọi lứa tuổi, tập chung chẩn đoán, xử lý, phẫu thuật,… tất cả những tổn thương và bệnh lý ảnh hưởng tới cơ thể.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào cần được hỗ trợ, đừng ngần ngại kết nối với Bác sỹ Family:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Điều trị cười hở lợi

1. Cười hở lợi là gì? - Cười hở lợi hay cười lộ nướu là tình trạng lộ nướu hàm trên quá mức khi cười,...