Những điều cần lưu ý khi nhổ răng mọc ngầm

1. Răng ngầm là gì?
– Răng ngầm là răng không mọc được hoàn toàn sau khoảng thời gian giới hạn mọc răng.

2. Chỉ định và chống chỉ định nhổ răng ngầm trong các trường hợp nào?
2.1. Chỉ định
– Ngăn ngừa các biến chứng: Bệnh nha chu, sâu răng, viêm quanh thân răng, tiêu chân răng, u và nang, gãy xương hàm, răng chen chúc ở hàm dưới.
– Răng ngầm dưới phục hình.
– Nhổ theo yêu cầu của chỉnh hình, phục hình, tai mũi họng.
– Tuổi để nhổ răng lệch và ngầm: Nhổ sớm cải thiện tình trạng phẫu thuật và cho phép lành thương tốt hơn.

2.2. Chống chỉ định
– Bệnh nhân quá lớn tuổi.
– Tình trạng bệnh toàn thân như tim mạch, hô hấp, suy giảm miễn dịch, máu khó đông,… có thể chấp nhận để răng lại.
– Phụ nữ có thai 3 tháng đầu, 3 tháng cuối thai kỳ.
– Việc nhổ răng có thể đưa đến tổn thương nghiêm trọng đến cấu trúc lân cận.

3. Thời gian điều trị bao lâu?
– Thời gian dự kiến dự kiến: 20 – 45 phút.

4. Phương pháp thực hiện như thế nào?

4.1. Quy trình nhổ răng thông thường
– Sát khuẩn.
– Vô cảm: Gây tê vùng và gây tê tại chỗ.
– Phẫu thuật lấy răng mọc ngầm:
+ Bộc lộ thích hợp vùng răng ngầm.
+ Mở xương.
+ Chia cắt răng.
+ Dùng nạy thích hợp để lấy răng đã được chia cắt ra.
+ Bơm rửa sạch vết thương, lấy sạch mảnh vụn và khâu đóng.

4.2. Quy trình nhổ răng bằng máy Piezotome
– Piezotome sẽ thay thế tay khoan thẳng hoặc khuỷu theo cách làm truyền thống trong giai đoạn mở xương – chia cắt thân, chân răng.
– Piezotome sử dụng năng lượng rung siêu âm ở tần số cao và nước tưới.
– Ưu điểm chính của kĩ thuật này là cắt chính xác, có chọn lọc, rất ít làm tổn thương cấu trúc mô mềm, giảm tối đa nguy cơ tổn thương thần kinh và mạch máu trong quá trình phẫu thuật, giảm thiểu các biến chứng xảy ra sau nhổ răng ngầm:
+ Không gây biến chứng vùng quanh chân răng sau nhổ răng.
+ Giảm cường độ đau, sưng nề, cứng khít hàm sau nhổ, giúp ổ nhổ lành thương nhanh chóng.
+ Giảm tỷ lệ tê bì môi má sau nhổ.

5. Biến chứng xảy ra nếu không điều trị răng mọc ngầm?
– Viêm nha chu răng kế cận.
– Sâu cổ răng – chân răng của răng kế cận.
– Viêm quanh thân răng của răng ngầm.
– Tiêu chân răng.
– U và nang.
– Gãy xương hàm.
– Răng chen chúc ở hàm dưới.

6. Biến chứng gì có thể gặp sau khi nhổ răng?
– Đau, sưng nề, cứng khít hàm từ ít đến nhiều.
– Chảy máu dai dẳng.
– Tê môi kéo dài sau khi thuốc tê hết tác dụng.
– Ăn nhai khó trong những ngày đầu, sốt nhẹ.
– Chấn thương răng bên.
– Chậm lành thương và nhiễm trùng.

7. Những điều cần biết trước khi nhổ răng?
– Chụp phim X-quang rất cần thiết để chẩn đoán và dự đoán mức độ khó nhổ của răng ngầm.
– Bệnh nhân được chỉ định xét nghiệm máu trong trường hợp cần thiết.
– Bệnh nhân nên đi ngủ sớm trước hôm nhổ răng, không dùng đồ uống có cồn, chất kích thích, ăn no trước khi nhổ.
– Đối với nữ, không nhổ răng trong thời gian hành kinh.

8. Những điều cần biết trong khi nhổ răng?
– Thông thường, nhổ răng không đau vì đã được gây tê. Tuy nhiên, đôi khi bệnh nhân sẽ cảm thấy hơi đau do vùng nhiễm trùng khó thấm thuốc tê.
– Trong quá trình thực hiện, bệnh nhân cần tuân theo chỉ dẫn của bác sỹ
– Bệnh nhân có thể nghe tiếng “tách” khi bác sỹ chia tách răng bằng bẩy.
– Đối với bệnh nhân nhạy cảm có thể có cảm giác buồn nôn khi nhổ răng khôn hàm dưới do vùng phẫu thuật sát hầu họng.

9. Những điều gì cần biết sau khi nhổ răng?
– Bệnh nhân cần lưu lại từ 30 – 60 phút để theo dõi cầm máu ổ răng hoặc lưu lại nội trú trong trường hợp răng khó phức tạp.
– Chườm lạnh tích cực trong 6 tiếng đầu tại vị trí sau nhổ để giảm sưng nề, các ngày sau đó nếu có sưng nên chườm nóng.
– Cắn chặt gạc từ 45 đến 60 phút.
– Nuốt khô nước bọt trong miệng.
– Sau khi nhả gạc, nuốt nước bọt bình thường, không khạc nhổ, mút chíp vào ổ nhổ.
– Không ngậm hay súc miệng nước muối tự pha 2 ngày đầu sau nhổ.
– Tránh dùng thức ăn quá cay, nóng… vài ngày đầu sau nhổ.
– Tái khám và cắt chỉ sau 7 – 10 ngày (nếu có khâu vết thương).
– Trường hợp chảy máu kéo dài hãy liên lạc ngay với bác sĩ hoặc đến cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra.
– Uống thuốc sớm nhất có thể sau nhổ và tuân thủ uống thuốc trong toa theo lời dặn của bác sỹ.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào cần được hỗ trợ, đừng ngần ngại kết nối với Bác sỹ Nha khoa Family:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Điều trị cười hở lợi

1. Cười hở lợi là gì? - Cười hở lợi hay cười lộ nướu là tình trạng lộ nướu hàm trên quá mức khi cười,...