Phẫu thuật dịch chuyển mỡ thừa mí dưới

1. Phẫu thuật dịch chuyển mỡ thừa mí dưới là gì?
Can thiệp cắt da thừa, xử lý bọng mỡ mí dưới, dịch chuyển mỡ thừa mí dưới đến những vị trí bị lõm quanh mí dưới làm cho khuôn mặt tươi trẻ, đầy đặn, xóa tan sự già nua

2. Phẫu thuật được chỉ định khi nào?
– Khách hàng có da thừa mí dưới, tạo nếp nhăn hoặc rãnh mí dưới
– Khách hàng có bọng mỡ mí dưới nhiều, những vị trí lõm sâu dưới hốc mắt
– Khách hàng có da thừa, bọng mỡ nhiều
– Khách hàng có nhu cầu

3. Phẫu thuật dịch chuyển mỡ thừa mí dưới được thực hiện như thế nào?
– Vô cảm: Phẫu thuật được tiến hành qua gây tê tại chổ, tiền mê hoăc gây mê.
– Các bước tiến hành:
Bác sỹ sẽ khám tư vấn về tình trạng sức khỏe, mong muốn của khách hàng, tư vấn phương pháp mổ, chăm sóc sau mổ…
+ Bác sỹ vẽ thiết kế đường mổ, đánh dấu vị trí cần dịch chuyển mỡ
+ Bác sỹ rạch da ngay dưới mí mắt dưới
+ Bác sỹ bộc lộ túi mỡ mí dưới, tái sắp xếp lại mỡ thừa tới những vì trí hốc mắt dưới bị trũng
+ Cầm máu
+ Bác sỹ khâu đóng vết mổ, băng ép

4. Phẫu thuật dịch chuyển mỡ thừa mí dưới có ưu điểm gì?
– Là tiểu phẫu nhanh, đơn giản
– Ít có nguy cơ nhiễm trùng và chảy máu
– Thời gian chăm sóc sau phẫu thuật không đáng kể.

5. Thời gian phẫu thuật dịch chuyển mỡ thừa mí dưới mất bao lâu?
– Thời gian thực hiện mất 60 phút

6. Phẫu thuật dịch chuyển mỡ thừa mí dưới có biến chứng gì không?
– Biến chứng chứng chung của quá trình gây tê, tiền mê hoặc gây mê như:
+ Phản ứng thuốc, rối loạn hô hấp, rối loạn tuần hoàn.
+ Cảm giác buồn nôn, chóng mặt trong thời gian ngắn sau phẫu thuật do tác dụng phụ của thuốc.
– Cảm giác buồn nôn, chóng mặt trong thời gian ngắn sau phẫu thuật do tác dụng phụ của thuốc.
– Sưng nề, chảy máu, bầm tím: Thời gian sưng nề và thâm tím sẽ kéo dài tùy vào mức độ nặng nhẹ, nhưng hầu hết đều tự lành. Cần chườm lạnh 1~2 ngày đầu sau phẫu thuật để giảm phù nề và thâm tím
– Nhiễm trùng: Thường ít xảy ra, khách hàng phải thăm khám thường xuyên theo hẹn để xử trí kịp thời
– Sẹo xấu: Với vết sẹo tại vị trí phẫu thuật vùng mắt, sẹo có thể sẽ tấy đỏ vàcứng từ 1 đến 3 tháng, hầu hết các vết sẹo đều trở nên ổn định hơn sau 4~6 tháng.
– Đuôi nheo: Có thể tái chình sửa sau 3-6 tháng sau khi vết mổ ổn định
– Lật mí: Khách hành phải được thăm khám thường xuyên để đánh giá mức độ tổn thương, tùy mức độ tồn thương sẽ có hướng xử trí

7. Cần lưu ý gì trước khi phẫu thuật?
– Nhịn ăn, nhịn uống theo hướng dẫn
– Tẩy trang, và lau sạch sơn móng tay, móng chân
– Tắm rửa, vệ sinh răng miệng, vệ sinh vùng mổ bằng xà phòng diệt khuẩn.
– Tránh uống rượu bia trước PT tối thiểu 3 ngày
– Cần trao đổi với bác sỹ phẫu thuật để quyết định tạm ngưng sử dụng các thuốc có thể gây dễ xuất huyết trong quá trình phẫu thuật.
– Tháo gởi trang sức, tiền, vật dụng cá nhân cho người nhà hoặc điều dưỡng cất giữ (Có ký nhận).
– Tháo răng giả (nếu có) hoặc báo cho điều dưỡng biết nếu không tháo ra được.

8. Cần Lưu ý gì sau phẫu thuật?
– Nên thay băng rửa vết thương tại TTTM tối thiểu trong 3 ngày đầu tiên sau phẫu thuật.
– Có thể chườm lạnh trong vòng 3 ngày đầu tiên sau PT để giảm đau, giảm sưng nề và bầm tím.
– Có thể chườm ấm từ ngày thứ tư sau phẫu thuật để giảm sưng nề và bầm tím.
– Chấm rửa nhẹ nhàng bằng Povidine và bôi kem kháng sinh để bảo vệ vết thương nếu có tiếp xúc với nước hoặc môi trường bẩn.
– Hạn chế các thức ăn có thể gây sẹo lồi như tôm, cua, thịt bò, rau muống trong 3 tháng.
– Dùng thuốc theo toa của bác sỹ.
– Cắt chỉ sau 7 ngày
– Cần tái khám khi đau nhiều, vết mổ chảy máu, nhiễm trùng hoặc có dấu hiệu bất thường nào khác.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Điều trị cười hở lợi

1. Cười hở lợi là gì? - Cười hở lợi hay cười lộ nướu là tình trạng lộ nướu hàm trên quá mức khi cười,...