Biến chứng mạch máu lớn của bệnh đái tháo đường

1. Biến chứng mạch máu lớn của bệnh đái tháo đường là gì?
– Là tình trạng xơ vữa động mạch kèm với các hậu quả của nó.
– Xơ vữa động mạch là sự kết hợp tình trạng viêm và tổn thương ở lớp nội mạc mạch máu, các tiểu phân mỡ xấu (LDL) bị oxid hóa sẽ thâm nhập vào thành mạch, kích hoạt sự thâm nhập tế bào viêm và tăng sinh lớp cơ trơn tạo nên mảng xơ vữa.

2. Trên nền bệnh nhân ĐTĐ, những yếu tố nguy cơ nào sẽ thúc đẩy quá trình xơ vữa mạch máu?
– Tuổi tác.
– Tăng huyết áp.
– Rối loạn mỡ máu.
– Béo phì.
– Sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá.
– Gia đình có người bị tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu.

3. Biến chứng mạch máu lớn ở bệnh nhân đái tháo đường gây ra hậu quả gì?
3.1. Xơ vữa động mạch?
Xơ vữa động mạch khiến mạch máu bị tắc nghẽn, dẫn đến các hậu quả:
– Ở mạch máu não: Gây đột quỵ do xuất huyết não, tai biến mạch máu não, cơn thiếu máu não thoáng qua.
– Ở tim: Gây thiếu máu cơ tim, dẫn đến suy tim, cơn đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim.
– Ở mạch máu ngoại vi: Gây tắc mạch, hoại tử chi.
– Ngoài ra xơ vữa động mạch cũng góp phần gây nên tình trạng rối loạn cương, loét chân, phình động mạch chủ, tắc mạch mạc treo,…

Hai biến chứng nguy hiểm nhất là bệnh mạch vành và tai biến mạch máu não

3.2. Biến chứng tại não
– Khi máu không được cung cấp đủ lên não, trong vòng vài phút các tế bào não sẽ bắt đầu chết. Vì vậy cần phát hiện sớm các triệu chứng của tai biến mạch máu não.

Nhận biết cơn tai biến mạch máu não thông qua các dấu hiệu:
CH – Chi thể: Yếu liệt tay, chân một bên.
Ậ – Âm: Nói khó.
M – Miệng: Méo miệng.
“CHẬM” LÀ NÃO CHẾT
Khi có một trong những biểu hiện trên bạn cần gọi cấp cứu càng nhanh càng tốt

3.3. Biến chứng tại tim
Gây ra cơn nhồi máu cơ tim với các triệu chứng:
– Cơn đau thắt ngực.
– Khó thở, chóng mặt.
– Triệu chứng không đặc hiệu như: lo lắng, vã mồ hôi, đau thượng vị, buồn nôn.
– Lưu ý: Ở bệnh nhân ĐTĐ biến chứng tại tim có thể diễn biến âm thầm dẫn đến thiếu máu cơ tim thầm lặng, bệnh nhân không có triệu chứng đau thắt ngực điển hình mà cần phải thăm khám kiểm tra.

3.4. Biến chứng ngoại vi
– Biến chứng ngoại vi thường gặp ở hai chân, có thể gây hoại tử chi, nhất là khi bệnh nhân nghiện thuốc lá nặng, nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến mất chi.
– Bệnh nhân bị giảm lưu lượng máu đến chân, có thể đau bắp chân khi đi bộ một quãng đường, ngồi nghỉ bớt đau, sau đó đi một quãng đường tương tự thì đau trở lại.

5. Làm thế nào để tầm soát biến chứng mạch máu lớn?
Một số cận lâm sàng thường áp dụng:
– Xét nghiệm máu, đo chỉ số ABI, siêu âm mạch máu, đo điện tim.
– Chụp CT scan, MRI, chụp DSA.

6. Làm thế nào để phát hiện tình trạng xơ vữa và nguy cơ biến chứng?
– Xơ vữa động mạch xảy ra âm thầm, thường chỉ có triệu chứng khi có tổn thương nặng ở các cơ quan.

– Cần có kế hoạch thăm khám và tầm soát định kỳ, ngay sau khi được chẩn đoán ĐTĐ cần tầm soát các biến chứng của bệnh theo hướng dẫn:
+ BN chưa có biến chứng: tầm soát 1 năm/ lần.
+ BN đã có biến chứng: tầm soát 3 – 6 tháng/ lần
+ Tái khám sớm khi có những dấu hiệu bất thường.

7. Làm thế nào để dự phòng biến chứng mạch máu lớn?
– Tuân thủ chế độ dùng thuốc của bác sỹ.
– Kiểm soát huyết áp, đường máu, mỡ máu.
– Chế độ ăn, luyện tập thể dục hợp lí.
– Đối với bệnh nhân thừa cân, béo phì cần tham khảo ý kiến bác sỹ để giảm cân hợp lý.
– Không sử dụng các chất kích thích, bỏ hoàn toàn thuốc lá, ngủ đủ giấc.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Điều trị cười hở lợi

1. Cười hở lợi là gì? - Cười hở lợi hay cười lộ nướu là tình trạng lộ nướu hàm trên quá mức khi cười,...