TVCN- Copd những điều cần biết

1. COPD là gì?
– Là một loại bệnh phổi tắc nghẽn đặc trưng bởi các vấn đề hô hấp dài hạn và luồng khí kém. COPD là bệnh tiến triển, thường nặng lên theo thời gian.
– Mặc dù bệnh phổ biến nhưng có thể dự phòng và điều trị được.

2. Như thế nào gọi là đợt cấp COPD?
– Là tình trạng thay đổi cấp tính của các biểu hiện lâm sàng: Khó thở tăng, ho tăng, khạc đờm tăng và/ hoặc thay đổi màu sắc của đờm.

3. Các yếu tố nào làm tăng mức độ nặng của đợt cấp COPD?
– Rối loạn ý thức.
– Đợt cấp đã thất bại với điều trị ban đầu.
– Có ≥ 3 đợt cấp COPD trong năm trước.
– Đã được chẩn đoán COPD mức độ nặng hoặc rất nặng.
– Đã từng phải đặt ống nội khí quản vì đợt cấp.
– Đã có chỉ định thở oxy dài hạn, thở máy không xâm nhập tại nhà.
– Bệnh mạn tính kèm theo (bệnh tim thiếu máu cục bộ, suy tim sung huyết, đái tháo đường, suy thận, suy gan).
– Chỉ số khối cơ thể (BMI) ≤ 20 kg/m2.
– Không có trợ giúp của gia đình và xã hội.

4. Nguyên nhân dẫn đến COPD là gì?
– Nguyên nhân do nhiễm trùng chiếm đến 70% – 80%.
– Nguyên nhân không do nhiễm trùng như:
+ Ô nhiễm không khí.
+ Giảm nhiệt độ môi trường đột ngột.
+ Dùng thuốc điều trị không đúng.
+ Bỏ điều trị đột ngột.
+ Dùng thuốc an thần, thuốc ngủ.

Môi trường ô nhiễm, khói bụi là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc Copd

5. Những triệu chứng của COPD?
– Triệu chứng hô hấp:
+ Ho tăng.
+ Khó thở tăng.
+ Khạc đờm tăng và/ hoặc thay đổi màu sắc của đờm: đờm chuyển thành đờm mủ.
+ Nghe phổi thấy rì rào phế nang giảm, có thể thấy ran rít, ngáy, ran ẩm, ran nổ.
– Các biểu hiện khác có thể có hoặc không có tùy thuộc vào mức độ nặng của bệnh:
+ Tim mạch: nặng ngực, nhịp nhanh, loạn nhịp. Các dấu hiệu của tâm phế mạn (phù, tĩnh mạch cổ nổi, gan to,…).
+ Triệu chứng toàn thân có thể có: sốt, rối loạn tri giác, trầm cảm, mất ngủ, giảm khả năng gắng sức.
+ Trường hợp nặng có dấu hiệu suy hô hấp cấp: thở nhanh nông hoặc thở chậm, tím môi đầu chi, nói ngắt quãng, co kéo cơ hô hấp phụ, vã mồ hôi.

6. Dự phòng đợt cấp COPD như thế nào?
– Tuân thủ điều trị.
– Tái khám định kỳ.
– Sử dụng thuốc cắt cơn theo đúng hướng dẫn.
– Trang bị hệ thống oxy và máy phun khí dung tại nhà.
– Nghỉ ngơi hợp lý.
– Giữ ấm cơ thể.
– Điều trị triệt để các ổ nhiễm khuẩn hô hấp.
– Duy trì cân nặng theo tiêu chuẩn BMI.
– Bổ sung thực phẩm nhiều Protein, giàu Kali.
– Tránh gắng sức khi ăn.
– Uống nhiều nước.

7. Các dấu hiệu nào cần đến bệnh viện ngay?
– Sau khi dùng thuốc xịt và phun khí dung theo hướng dẫn mà tình trạng khó thở không cải thiện, khó thở và nặng tức ngực ngày một tăng lên.
– Lúc xuất hiện đợt cấp, tại nhà không có sẵn thuốc xịt cắt cơn thì đưa đến bệnh viện ngay.
– Người bệnh lên cơn khó thở dữ dội, kích thích, vật vã, vã mồ hôi, thở dốc, da, niêm tái, nói ngắt quãng hoặc không nói thành lời.

Khoa Hồi sức tích cực – Chống độc với đội ngũ bác sỹ giỏi chuyên môn, khả năng chẩn đoán xử lý nhanh chóng, chuyên nghiệp; điều dưỡng viên giàu kinh nghiệm kết hợp trang thiết bị y khoa hiện đại; tiếp nhận, chăm sóc và điều trị 24/24 cho tất cả các trường hợp bệnh nhân mắc bệnh nặng có nguy cơ đe dọa tới tính mạng; giúp người bệnh mau chóng phục hồi sức khỏe.

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Điều trị cười hở lợi

1. Cười hở lợi là gì? - Cười hở lợi hay cười lộ nướu là tình trạng lộ nướu hàm trên quá mức khi cười,...