TVCN- Nhồi máu não những điều cần biết

1. Nhồi máu não là gì?
– Là một quá trình bệnh lý làm giảm lưu lượng tuần hoàn tới một vùng của não do hẹp, tắc mạch máu não hoặc do hạ huyết áp. Nếu sự thiếu cung cấp máu không được khắc phục hoặc kéo dài thì phần não đó sẽ bị hoại tử do thiếu oxy và dinh dưỡng nuôi não. Vùng não bị hoại tử do thiếu sự cung cấp máu này được gọi là nhồi máu não.
– Nhồi máu não chiếm 80% của đột quỵ não.

2. Dấu hiệu nhận biết bệnh nhồi máu não là gì?
“CHẬM” LÀ NÃO CHẾT
CH – Chi thể: Yếu liệt tay, chân một bên.
Ậ – Âm: Nói khó.
M – Miệng: Méo miệng.

3. Nguyên nhân nào gây ra bệnh nhồi máu não?
– Xơ vữa mạch máu lớn chiếm 50% nguyên nhân gây nên nhồi máu não. Trong đó các mạch máu lớn ngoài sọ chiếm 45%, mạch máu lớn trong sọ chiếm 5%.
– Nguyên nhân từ tim gây cục huyết khối như: Bệnh hở van tim, rung nhĩ, rối loạn nhịp tim, suy tim,… tạo cục máu đông đi đến não chiếm 20%.
– Tắc các mạch máu nhỏ trong não, thường gặp ở bệnh nhân tăng huyết áp, đái tháo đường chiếm 25%.
– Bệnh động mạch không xơ vữa chiếm tỷ lệ < 5%.
– Bệnh về máu như: Bệnh lý đông máu, bệnh tế bào máu, bất thường bẩm sinh của mạch máu… chiếm <5%.

4. Một số bệnh và thói quen làm tăng nguy cơ nhồi máu não?
– Tăng huyết áp.
– Đái tháo đường.
– Xơ vữa động mạch.
– Tăng mỡ (Cholesterol) trong máu.
– Bệnh tim.
– Hút thuốc lá, nghiện rượu.
– Béo phì, ít vận động.

5. Làm gì khi người thân có dấu hiệu của nhồi máu não?
– Đỡ bệnh nhân để họ không bị té ngã.
– Nếu bệnh nhân vẫn tỉnh: Cần để bệnh nhân nằm yên, và GỌI CẤP CỨU đưa bệnh nhân đến bệnh viện chuyên khoa gần nhất.
– Nếu bệnh nhân hôn mê: Cần xem tình trạng bệnh nhân: thở bình thường, thở nhanh, thở chậm hay ngừng thở. Nếu ngừng thở cần hô hấp nhân tạo, đây là việc đầu tiên phải làm để đảm bảo đủ oxy cho tim và não của bệnh nhân.

6. Những điều không được làm khi bệnh nhân bị nhồi máu não?
– Không tự ý điều trị cho bệnh nhân dù chỉ là bấm huyệt, châm cứu, đánh gió vì những động tác này có thể vô tình làm trầm trọng hơn tình trạng bệnh.
– Không được cho bệnh nhân ăn, uống và đề phòng nôn gây trào ngược làm bệnh nhân hít chất nôn hoặc thức ăn vào đường thở sẽ rất nguy hiểm
– Không tự ý dùng bất kỳ loại thuốc gì.

7. Tại sao phải lập tức đưa người bệnh tới bệnh viện ngay?
– Nếu não người bị thiếu máu, thiếu oxy, hoặc bị chảy máu thì não sẽ bị hoại tử chết đi rất nhanh chóng. Để càng lâu thì phần não bị chết càng lớn, không thể chữa trị phục hồi lại được. Do đó phải đưa người bệnh vào bệnh viện càng nhanh càng tốt để có thể cứu sống kịp thời các phần não chưa chết nhưng đang bị thiếu máu nuôi não, đang bị sưng, hoặc bị chèn ép.

Rất nhiều bệnh nhân được cứu sống nhờ đưa đến bệnh viện kịp thời

8. Phải làm gì để phòng ngừa tái phát nhồi máu não?
Để phòng ngừa tái phát, cần thực hiện đồng thời:
– Thay đổi lối sống: Có chế độ ăn thích hợp, tăng cường tập thể dục, tập vận động.
– Kiểm soát tốt các yếu tố nguy cơ: Tăng huyết áp, bệnh tim mạch, đái tháo đường và hút thuốc lá.

Khoa Hồi sức tích cực – Chống độc với đội ngũ bác sỹ giỏi chuyên môn, khả năng chẩn đoán xử lý nhanh chóng, chuyên nghiệp; điều dưỡng viên giàu kinh nghiệm kết hợp trang thiết bị y khoa hiện đại; tiếp nhận, chăm sóc và điều trị 24/24 cho tất cả các trường hợp bệnh nhân mắc bệnh nặng có nguy cơ đe dọa tới tính mạng; giúp người bệnh mau chóng phục hồi sức khỏe.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Điều trị cười hở lợi

1. Cười hở lợi là gì? - Cười hở lợi hay cười lộ nướu là tình trạng lộ nướu hàm trên quá mức khi cười,...