– Sa sút trí tuệ là một hội chứng có tính chất mạn tính hoặc tiến triển trong đó tình trạng thần kinh nhận thức của người mắc bệnh suy giảm vượt quá những rối loạn lão hóa thông thường.
– Sa sút trí tuệ ảnh hưởng đến 6 chức năng thần kinh nhận thức bao gồm:
+ Tập trung chú ý.
+ Điều hành.
+ Ngôn ngữ.
+ Học tập – trí nhớ.
+ Thị giác không gian.
+ Hoạt động xã hội.
– Sa sút trí tuệ đứng hàng thứ 4 trong các nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở Mỹ hiện nay.
– Nghiên cứu của Bệnh viện lão khoa trung ương cho thấy, 4,6% người già (>60 tuổi) mắc sa sút trí tuệ. Trung bình cứ sau mỗi 5 năm, tỉ lệ này lại tăng lên gấp đôi.
2.Nguyên nhân gây bệnh sa sút trí tuệ?
2.1. Bệnh Alzheimer
– Chiếm 50 – 60% trong số các bệnh nhân sa sút trí tuệ.
2.2. Các bệnh thần kinh
– Liên quan đến bệnh mạch máu: nhồi máu đa ổ, ổ khuyết, Bệnh Binswanger, nhồi máu vi thể ở vỏ não.
– Các khối u nội sọ: U não, áp xe não.
– Chấn thương sọ não, sa sút trí tuệ ở những võ sĩ quyền anh.
– Thủy thủng não áp lực bình thường.
– Các bệnh thoái hóa thần kinh: Bệnh parkinson, Huntington, Bệnh Pick, liệt trên nhân tiến triển.
– Các bệnh nhiễm trùng thần kinh: Bệnh Creutzfeldt- Jacob, AIDS, viêm não virus, giang mai thần kinh, viêm màng não do vi khuẩn mạn tính.
2.3. Các bệnh nội khoa
– Nhiễm độc tượu, ma túy.
– Các rối loạn dinh dưỡng: Hội chứng Wernicke- Korsakoff, thiếu Vitamin B12, thiếu acide Folate, thiếu kẽm.
– Các rối loạn chuyển hóa: Rối loạn chức năng tuyến giáp, suy thận, suy gan, bệnh tuyến giáp trạng, hội chứng Cushing.
– Các bệnh viêm mạn tính: Xơ cứng rải rác, bệnh lapus và các rối lonja collagen có viêm mạch nội sọ.
2.4. Các nguyên nhân khác
– Sa sút tâm thần còn có thể là giai đoạn cuối của một số bệnh lý tâm thần mạn tính (tâm thần phân liệt, động kinh,…)
3. Ai có nguy cơ bị sa sút trí tuệ?
– Những người có các yếu tố nguy cơ sau dễ bị SSTT:
+ Tăng huyết áp liên quan đến quá trình thoái hóa thần kinh hoặc gây teo não.
+ Béo phì ở tuổi trung niên.
+ Đái tháo đường.
+ Bệnh tim mạch.
+ Bệnh mạch não.
+ Tăng mỡ máu.
+ Uống rượu.
+ Chế độ ăn nhiều mỡ bão hòa (mỡ có nguồn gốc động vật).
4. Sa sút trí tuệ biểu hiện như thế nào?
– Sự suy giảm về trí nhớ kèm theo các rối loạn khác của 06 lĩnh vực thần kinh nhận thức: Chức năng tập trung chú ý, chức năng điều hành, ngôn ngữ, học tập- trí nhớ, thị giác không gian và hoạt động xã hội.
Tùy thuộc vào nguyên nhân, tiền sử bệnh lý các dấu hiệu và triệu chứng của sa sút trí tuệ được chia thành 3 giai đoạn.
4.1. Suy giảm thần kinh nhận thức mức độ nhẹ
Giai đoạn đầu biểu hiện bằng các rối loạn về trí nhớ, diễn tiến từ từ và thường bị bỏ qua với các triệu chứng hay gặp bao gồm:
– Hay quên, nhắc đi nhắc lại một câu hỏi, thậm chí chỉ cách nhau vài phút.
– Hay đi tìm đồ dùng cá nhân vì không nhớ để chúng ở đâu.
– Quên các từ ngữ thường dùng nên phải diễn đạt theo kiểu vòng vo (ví dụ: Cái mũ thì nói là cái mà để đội lên đầu).
– Quên thời gian, quên những nơi quen thuộc.
– Rối loạn cảm xúc và giảm khả năng nhận xét, đánh giá.
4.2. Suy giảm thần kinh nhận thức mức độ trung bình
Các dấu hiệu và triệu chứng trở nên rõ ràng hơn:
– Quên đi những sự kiện gần đây và quên tên của mọi người.
– Bị lạc ngay cả khi ở nhà.
– Gặp khó khăn trong giao tiếp.
– Phụ thuộc một phần trong chăm sóc cá nhân: Tắm rửa, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân.
– Thay đổi hành vi như đi lang thang & đặt câu hỏi lặp đi lặp lại.
4.3. Suy giảm thần kinh nhận thức mức độ nặng
Phụ thuộc gần như hoàn toàn trong hoạt động sống và không vận động với biểu hiện nặng nề hơn:
– Mất định hướng không gian, thời gian.
– Gặp khó khăn trong việc nhận ra người thân và bạn bè.
– Không tự chăm sóc được bản thân, hoàn toàn phụ thuộc vào người khác trong hoạt động thường ngày như ăn uống, đại tiểu tiện, tắm rửa.
– Đi lại gặp khó khăn.
5. Có thể điều trị khỏi hoàn toàn sa sút trí tuệ được không?
Hiện tại chưa có các thuốc đặc trị đặc hiệu đối với bệnh SSTT, chỉ có thể điều trị triệu chứng, làm chậm tốc độ tiến triển của bệnh.
– Các thuốc được chia thành hai nhóm chính:
+ Nhóm ức chế men Cholinesterase bao gồm: Donepezil (Arcept), Rivastgmine, Galantamine làm tăng mức độ dẫn truyền hóa học các thông tin liên quan đến trí nhớ và khả năng phán đoán.
+ Nhóm ức chế thụ thể N-methyl-D-aspartate như Memantine hoạt động bằng cách điều chỉnh hoạt động của glutamate.
6. Khi nào bạn cần đi khám Bác sỹ?
– Khi có một trong 10 dấu hiệu sau:
7. Làm thế nào để dự phòng sa sút trí tuệ như thế nào?
7.1. Thực hiện chế độ ăn uống hợp lý
– Duy trì chế độ ăn ít chất béo bão hòa (mỡ động vật, nội tạng động vật, dầu dừa, dầu cọ), tăng cường chất béo không bão hòa bằng việc bổ sung thực phẩm giàu omega 3 như cá hồi, cá mòi, cá thu, hải sản,…
– Tăng cường giàu chất xơ, trái cây tươi, rau xanh có hàm lượng chất chống oxy hóa cao và ngũ cốc thô.
– Hạn chế lượng muối ăn không quá 6 gram muối mỗi ngày (1 muỗng café muối đầy).
– Không hút thuốc lá,
– Hạn chế sử dụng nhiều rượu, bia.
+ Đối với nam nên dùng 3 – 4 đơn vị rượu/ ngày.
+ Đối với nữ là 2 – 3 đơn vị rượu/ ngày.
Một đơn vị rượu = ½ lon bia, hoặc 1 ly rượu vang nhỏ.
Thực phẩm giàu Omega 3 tốt cho bệnh nhân sa sút trí tuệ
7.2. Thay đổi lối sống tích cực
– Luyện tập thể dục thường xuyên, các hoạt động như bơi lội, đi bộ, yoga,…
– Việc luyện tập nên được cá nhân hóa theo từng bệnh nhân để có bài tập phù hợp nhất.
– Kiểm soát cân nặng, tránh béo phì, giảm kích thước vòng bụng.
– Giữ tinh thần lạc quan, hạn chế căng thẳng lo âu vì đây là yếu tố làm đẩy nhanh tiến trình thoái hóa não gây sa sút trí tuệ.
7.3. Quản lý tốt các bệnh mạn tính và thường xuyên kiểm tra sức khỏe
– Kiểm soát tốt các bệnh lý đi kèm như: đái tháo đường, tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, xơ vữa động mạch, suy giáp,…
– Bên cạnh xây dựng cho mình một lối sống lành mạnh và một thực đơn dinh dưỡng hợp lý thì các bài tập vận động não hiệu quả sẽ giúp cải thiện chức năng thần kinh nhận thức.
8. Các bài tập vận động não
– Các bài tập cải thiện chức năng điều hành:
+ Vẽ lại hình khối lập phương, ngũ giác, đồng hồ theo yêu cầu
+ Chơi nối tracking A, B
+ Chơi ô chữ, chơi ghép hình.
– Các bài tập cải thiện chức năng ngôn ngữ:
+ Đọc lại câu ca dao, câu thơ từ sách báo, liệt kê từ,.
+ Học một ngôn ngữ mới
– Các bài tập cải thiện chức năng tư duy trừu tượng:
+ Chơi trò tìm biểu tượng bàn tay để thắng mục tiêu.
+ Tìm màu theo từ khóa.
+ Chơi Sudoku.
– Các bài tập cải thiện chức năng tập trung chú ý:
+ Đọc ngược lại câu, một dãy số.
+ Thực hiện tính toán cộng, trừ qua app Brain trainning.
– Chức năng thị giác không gian:
+ Chơi trò tìm hai hình giống nhau.
+ Chơi tìm màu khác nhau trong bảng màu.
– Chức năng định hướng:
+ Đề nghị khoanh thông tin vào bảng bao gồm: ngày, tháng, năm.
+ Xác định vị trí hiện tại trên bản đồ.
– Chức năng trí nhớ:
+ Đọc sách báo, xem tin tức.
+ Chơi một nhạc cụ.
+ Chơi trò nhìn vị trí các con vật sau đó nhớ và chọn lại cho đúng con vật.
+ Chơi trò nhớ tên các khuôn mặt khác nhau trên ứng dụng điện thoại.