TVCN – Những điều cần biết về viêm tụy cấp

1. Định nghĩa?
Viêm tụy cấp là tình trạng viêm của tuyến tụy. Tuyến tụy là một tuyến nằm ở phía sau dạ dày và tiết ra các men vào đường ruột, giúp tiêu hóa thức ăn. Viêm tụy cấp là hiện tượng các men này bị chặn lại khiên chúng tấn công các tế bào tuyến tụy. Viêm tụy cấp nặng có thể gây chết người.

2. Triệu chứng của viêm tụy cấp?
– Đau bụng đột ngột, dữ dội đặc biệt đau vùng trên rốn và lan ra sau lưng.
– Buồn nôn và ói mửa.
– Vã mồ hôi, tim đập nhanh, có thể có sốt.
– Tăng nhịp tim.

3. Nguyên nhân viêm tụy cấp?
– Do rượu: hiện nay nguyên nhân này là thuờng gặp nhất.
– Tắc nghẽn: sỏi ống mật chủ, u tụy (dạng nang, hoặc u ác tính) hay u vùng vater, giun chui ống mật hoặc dị vật…
– Do rối loạn chuyển hóa như: tăng triglycerid máu, tăng canxi máu.
– Các nguyên nhân khác: Nhiễm vi khuẩn, virus, độc chất hoặc thuốc. (azathioprin, mercaptopurin, tetracyclin, ethylalcol, thuốc trừ sâu phospho hữu cơ…)…
– Phẫu thuật ổ bụng;
– Hút thuốc lá;
– Xơ nang;
– Chấn thương ở bụng;
– Bệnh ung thư tuyến tụy.
– Không xác định được nguyên nhân: chiếm khoảng 10 – 15% các trường hợp.
Viêm tụy cấp nếu không được điều trị sẽ diễn biến rất nhanh, phức tạp, dẫn đến các biến chứng nặng như sốc, suy hô hấp, xuất huyết, nhiễm trùng tại tuyến tụy,… gây ảnh hưởng đến các cơ quan khác, thậm chí là gây tử vong.

4. Những ai thường mắc phải viêm tụy cấp?
– Những người có bệnh lý sỏi túi mật hoặc sử dụng nhiều rượu bia có nguy cơ mắc viêm tụy cấp cao hơn bình thường.
– Ngoài ra, một số nguyên nhân hiếm gặp hơn là do thuốc, chấn thương tụy, tăng triglycerid (một loại mỡ máu), một số bệnh bẩm sinh.
– Nam giới thường có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn nữ giới.

5. Chẩn đoán và điều trị bệnh viêm tụy cấp?
5.1. Chẩn đoán
– Xét nghiệm máu
– Siêu âm, chụp CT và MRI, tạo ra hình ảnh của tuyến tụy để có thể nhìn thấy các vấn đề trong ổ bụng.
5.2 Điều trị
– Tất cả những bệnh nhân viêm tụy cấp đều phải nhập viện điều trị.
– Nhịn đói: thường là 2-3 ngày cho đến khi giảm đau nhiều thì bắt đầu cho ăn dần từng ít một bằng nước đường, cháo đường, nhưng cần theo dõi dấu hiệu đau bụng.
– Đặt ống thông tá tràng, hút dịch, lưu ống thông cho đến khi bệnh nhân đỡ nôn, giảm trướng bụng.
– Theo dõi dấu hiệu sinh tồn, mạch, huyết áp, nhiệt độ, nước tiểu, SpO2.
– Cung cấp đủ cho bệnh nhân qua đường tĩnh mạch, đảm bảo đủ nước, điện giải, năng lượng (dung dịch muối, đường….) thường tối thiểu 2 lít/ngày, Lactat Ringer/glucose
– Giảm đau: nên dùng thuốc giảm đau từ nhẹ đến nặng, thường dùng paracetamol, nếu không giảm đau có thể dùng morphin.
– Một số trường hợp cần phải can thiệp phẫu thuật để giải quyết nguyên nhân.

6. Làm thể nào để phòng tránh viêm tụy cấp?
– Ngừng uống rượu. Nhất là những trường hợp đã từng bị hoặc có biểu hiện, nguy cơ của viêm tụy cấp.
– Ngừng hút thuốc.
– Giữ gìn vệ sinh ăn uống ngăn ngừa nhiễm giun, sán, thực hiện tẩy giun định kỳ
– Chọn chế độ ăn ít chất béo. Chọn chế độ ăn uống nhiều trái cây tươi và rau quả, ngũ cốc, protein nạc và hạn chế chất béo.
– Uống nhiều nước hơn. Viêm tụy có thể gây mất nước, vì vậy nhớ uống nhiều nước, bù đủ lượng dịch bị mất đi.
– Nếu bạn chưa từng bị viêm tụy cấp, bạn vẫn nên hạn chế sử dụng rượu bia. Cần khám sức khỏe định kỳ 6-12 tháng 1 lần để phát hiện và điều trị sớm sỏi túi mật, sỏi tụy.
– Những người bị rối loạn lipid máu, đặc biệt tăng triglycerid cần có chế độ ăn và kiểm soát hợp lý.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Điều trị cười hở lợi

1. Cười hở lợi là gì? - Cười hở lợi hay cười lộ nướu là tình trạng lộ nướu hàm trên quá mức khi cười,...