Viêm phổi nặng, những điều cần biết

1. Viêm phổi là gì?
Viêm phổi là hiện tượng viêm nhiễm của nhu mô phổi bao gồm: Viêm phế nang, túi phế nang, ống phế nang, tổ chức liên kết khe kẽ và viêm tiểu phế quản tận cùng.

2. Những loại viêm phổi nặng
Có 2 loại viêm phổi nặng:
– Viêm phổi mắc phải ở cộng đồng: Là tình trạng nhiễm khuẩn của nhu mô phổi xảy ra ở bên ngoài bệnh viện.
– Viêm phổi bệnh viện: Là viêm phổi xảy ra sau 48 giờ nhập viện mà trước đó không có triệu chứng hô hấp hay nhiễm trùng.

3. Nguyên nhân gây viêm phổi là gì?
– Nguyên nhân gây viêm phổi cộng đồng như: Vi khuẩn, virus, nấm, hóa chất.
– Nguyễn nhân gây viêm phổi bệnh viện như: Vi khuẩn gram âm, gram dương, bệnh nhân thở máy, dụng cụ y tế,…

4. Yếu tố nguy cơ gây ra viêm phổi là gì?
4.1. Viêm phổi cộng đồng

Môi trường khói bụi, ô nhiễm – một trong những tác nhân gây viêm phổi

– Người cao tuổi.
– Thời tiết lạnh.
– Có bệnh mãn tính: COPD,…
– Hút thuốc lá.
– Môi trường ô nhiễm.
– Hệ thống miễn dịch suy yếu.
– Trẻ sơ sinh mắc bệnh tim bẩm sinh.

4.2. Viêm phổi bệnh viện
– Thuốc về người bệnh: tuổi, tiền sử bệnh,…
– Do can thiệp y tế.
– Do môi trường dụng cụ

5. Những triệu chứng của viêm phổi?
5.1. Triệu chứng của viêm phổi cộng đồng
– Sốt cao, có cơn rét run.
– Ho, khạc đàm.
– Đau ngực.
– Khó thở.
– Buồn nôn, nôn.

5.2. Triệu chứng của viêm phổi bệnh viện
– Sốt trên 38 độ C hoặc dưới 36 độ C mà không tìm thấy nguyên nhân khác.
– Bạch cầu < 4000GB/mm3.
– Thay đổi ý thức ở bệnh nhân > 79 tuổi mà không do căn nguyên khác và có ít nhất 2 dấu hiệu:
+ Đờm mủ hoặc đờm thay đổi màu sắc.
+ Ho hoặc khó thở tăng lên, khám phổi có ran nghi ngờ.
+ X-quang: Hình ảnh gợi ý viêm phổi (hội chứng đông đặc phế nang). Thâm nhiễm mới hoặc nặng lên của tổn thương cũ.

6. Viêm phổi có những biến chứng gì?
Những biến chứng tại phổi như:
– Xẹp một thùy phổi.
– Áp xe phổi.
– Tràn dịch màng phổi.
– Tràn khí màng phổi, trung thất.
– Tràn mủ màng phổi.
– Khó thở.
– Phù phổi cấp.
– Viêm màng ngoài tim.
Những biến chứng xa như:
– Sốc nhiễm trùng.
– Viêm phúc mạc.
– Nhiễm khuẩn huyết.
– Xơ phổi.

7. Dự phòng viêm phổi bằng cách nào?

Có chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt, tập luyện hợp lý

– Thay đổi lối sống, tập thể dục thể thao thường xuyên.
– Không hút thuốc lá, sử dụng chất kích thích.
– Tránh bị nhiễm lạnh.
– Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng.
– Vệ sinh răng miệng.
– Tiêm vaccine phòng cúm.
– Tái khám đúng hẹn, kiểm soát tốt các bệnh lý mạn tính.

Tiêm Vaccine phòng cúm có vai trò trong dự phòng viêm phổi

Khoa Hồi sức tích cực – Chống độc với đội ngũ bác sỹ giỏi chuyên môn, khả năng chẩn đoán xử lý nhanh chóng, chuyên nghiệp; điều dưỡng viên giàu kinh nghiệm kết hợp trang thiết bị y khoa hiện đại; tiếp nhận, chăm sóc và điều trị 24/24 cho tất cả các trường hợp bệnh nhân mắc bệnh nặng có nguy cơ đe dọa tới tính mạng; giúp người bệnh mau chóng phục hồi sức khỏe.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào cần được hỗ trợ, đừng ngần ngại kết nối với Bác sỹ Khoa Hồi Sức Tích Cực - Chống Độc Family qua:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Điều trị cười hở lợi

1. Cười hở lợi là gì? - Cười hở lợi hay cười lộ nướu là tình trạng lộ nướu hàm trên quá mức khi cười,...