Viêm tai giữa cấp

1. Bệnh viêm tai giữa cấp là gì?
– Viêm tai giữa cấp là tình trạng viêm ở tai giữa với một hay nhiều dấu hiệu, triệu chứng cấp tính tại chổ hoặc toàn thân như: đau tai, chảy dịch tai, sốt, biếng ăn, nôn ói hoặc tiêu chảy.
– Viêm tai giữa cấp xảy ra trong thời gian dưới ba tuần.

2. Nguyên nhân gây viêm tai giữa là gì?
– Do virus: virus hợp bào hô hấp, Influenzae virus, Parainfluenzae virus, Rhino virus.
– Do vi trùng: Haemophilus influenzae, Streptococcus pneumoniae, Moraxella catarrhalis, Staphylococcus aureus, vi khuẩn kỵ khí.

3. Viêm tai giữa có những triệu chứng gì?
– Trẻ sốt, thường sốt cao 39 – 40 độ C, quấy khóc nhiều, bỏ bú, kém ăn, nôn trớ, co giật,…
– Trẻ lớn có thể than phiền là bị đau tai, nhưng trẻ nhỏ hơn sẽ hay kéo mạnh tai hoặc khó chịu và khóc nhiều hơn bình thường.
– Khi trẻ nằm, nhai hoặc mút dẫn đến thay đổi áp lực bên trong tai giữa làm cho trẻ bị đau nhiều hơn, trẻ ăn kém hơn so với thường ngày và khó ngủ hơn.
– Khi dịch trong tai quá nhiều dẫn đến áp lực bên trong tai quá lớn có thể gây thủng màng nhĩ để giảm áp lực sau màng nhĩ, điều này sẽ dẫn đến tình trạng chảy mủ tai và khi đó người bệnh có cảm giác cơn đau đã giảm đi rất nhiều.
– Rối loạn tiêu hóa: trẻ đi ngoài lỏng, nhiều lần, xuất hiện gần như đồng thời với triệu chứng sốt.
– Qua thăm khám: màng nhĩ đỏ, phồng, mất tam giác sáng, mủ trong ống tai.

4. Viêm tai giữa có thể gây ra những biến chứng nào?
Viêm tai giữa nếu không được điều trị kịp thời, đúng cách có thể sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm cho trẻ:
– Nghe kém.
– Viêm xương chủm cấp.
– Thủng màng nhĩ.
– Xơ nhĩ.
– Cholesteatoma.
– Viêm tai giữa mưng mủ mạn.
– Viêm xương đá.
– Viêm màng não.
– Áp-xe não.
– Liệt dây thần kinh VII ngoại biên.

5. Các phương pháp điều trị viêm tai giữa như thế nào?
– Điều trị nội khoa :
+ Giảm đau, hạ sốt: paracetamol hoặc ibuprofen.
+ Rửa mũi thường xuyên, nhỏ mũi với NaCl 0.9%.
+ Kháng histamin: giảm tiết dịch vùng mũi họng.
+ Kháng sinh khi có chỉ định của bác sỹ.
+ Thời gian điều trị khoảng 10 ngày.
– Điều trị ngoại khoa bằng chích rạch màng nhĩ:
+ Lấy bệnh phẩm cấy vi trùng.
+ Tránh để màng nhĩ thủng tự phát ở những vị trí khác và giảm triệu chứng lâm sàng.

6. Cần làm gì để phòng bệnh và cách chăm sóc khi mắc bệnh?
6.1. Cách thức phòng bệnh
– Đề phòng viêm đường hô hấp trên, vệ sinh mũi.
– Điều trị triệt để tình trạng viêm hô hấp trên, nhất là sổ mũi, nghẹ mũi.
– Rèn luyện thân thể nâng cao sức đề kháng.
– Bổ sung dinh dưỡng cho trẻ đầy đủ, đúng cách; không để trẻ suy dinh dưỡng hoặc béo phì.
– Tiêm chủng đầy đủ.
– Vệ sinh môi trường sống, tránh bụi, sử dụng điều hòa nhiệt độ đúng cách.

6.2. Chăm sóc khi mắc bệnh

– Vệ sinh tai: Khi tai trẻ chảy mủ, dùng tăm bông lau tai cho trẻ nhẹ nhàng, không đưa sâu làm tổn thương tai của trẻ.
– Vệ sinh mũi: Dùng nước muối sinh lý rửa mũi cho trẻ, hướng dẫn trẻ lớn xì mũi.
– Vệ sinh họng: Rơ lưỡi, vệ sinh miệng hàng ngày cho trẻ. Cho trẻ lớn súc miệng bằng nước muối.
– Chế độ ăn: Ăn thức ăn giàu dinh dưỡng, chia nhiều bữa nhỏ, uống nhiều nước.

7. Khi nào cần tái khám?
– Cho trẻ tái khám sau 3 ngày hoặc tái khám ngay khi trẻ có biểu hiện:
+ Sốt cao không hạ.
+ Sưng đau sau tai.
+ Chảy mủ tai.
+ Giảm thính lực nhiều như ù đặc tai ở trẻ lớn.
+ Liệt mặt.
+ Nhức đầu kèm nôn ói, rối loạn tri giác.

Khoa Nhi – Bệnh viện ĐK Gia Đình thăm khám, điều trị và chăm sóc sức khỏe toàn diện cho trẻ em từ sơ sinh đến lứa tuổi thiếu niên. Đội ngũ y bác sỹ tận tâm, giàu kinh nghiệm, hiểu rõ tâm lý và những nỗi sợ của các bé. Với sự hỗ trợ của trang thiết bị y tế tiên tiến, hiện đại, phòng bệnh tiện nghi, thoáng mát cùng không gian thân thiện, gần gũi, giúp các bé cảm thấy thoải mái, quên đi nỗi sợ và vững tâm lý khi điều trị tại đây. Family sẽ là gia đình và là người bạn thân của bé!

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Điều trị cười hở lợi

1. Cười hở lợi là gì? - Cười hở lợi hay cười lộ nướu là tình trạng lộ nướu hàm trên quá mức khi cười,...