Viêm thanh khí phế quản cấp

1. Viêm thanh khí phế quản cấp là gì?
– Viêm thanh khí phế quản cấp hoặc Croup là một tình trạng gây ra phù nề của thanh quản và khí quản, đường dẫn khí dưới dây thanh âm (vùng hạ thanh môn).
– Thường gây ra bởi siêu vi Parainfluenza (tỉ lệ khoảng 70%), sau đó là RSV, Adenovirus, vi khuẩn Haemophilus influenza ít gặp.
– Bệnh thường gặp ở trẻ từ 6 tháng – 5 tuổi.
2.Những triệu chứng thường gặp của viêm thanh khí phế quản cấp?

– Chảy mũi, viêm họng, ho ít và sốt nhẹ 1 – 3 ngày trước đó; sau đó ho ông ổng rất điển hình, khan tiếng và thở rít khi hít vào.
– Có thể không sốt, sốt nhẹ hoặc có khi sốt cao đến 39 – 40 độ C.
– Bệnh thường nặng lên về đêm, khi trẻ kích thích hoặc khóc.
– Thường tái lại với mức độ nhẹ hơn trong vài ngày rồi khỏi hẳn trong 1 tuần.
– Trẻ thường thích ngồi hoặc được bế thẳng.
– Tần số thở tăng nhẹ, phập phồng cánh mũi, co kéo gian sườn, rút lõm lồng ngực, thở rít liên tục. Âm thở 2 bên giảm, nghe được ran ngáy và ran ẩm rải rác.
– Triệu chứng nặng: tím, tái, li bì, dọa ngưng thở,…

3. Biến chứng nào có thể xảy ra?
– Các biến chứng có thể xảy ra trong 15% trường hợp mắc bệnh.
– Các biến chứng thường gặp là viêm tai giữa cấp, viêm tiểu phế quản cấp, viêm phổi.

4.Các phương pháp điều trị?
4.1. Đối với bệnh mức độ nhẹ
– Phần lớn sẽ tự hồi phục từ 2-4 ngày.
– Điều trị ngoại trú.
– Sử dụng Dexamethason hoặc Prednisolon uống.
– Điều trị triệu chứng: hạ sốt, giảm ho.
– Không chỉ định kháng sinh.
– Cho trẻ ăn uống bình thường.
– Phụ huynh được hướng dẫn cách chăm sóc trẻ tại nhà và các dấu hiệu nặng cần đi tái khám (co lõm ngực, tiếng rít khi nằm yên).
– Trẻ cần tái khám mỗi ngày.

4.2. Đối với bệnh mức độ trung bình
– Trẻ được nhập viện điều trị hoặc có thể điều trị ngoại trú, nếu trẻ ở gần và có điều kiện theo dõi sát.
– Sử dụng corticoid uống hoặc tiêm.
– Hoặc khí dung Budenoside 1 – 2 mg liều duy nhất nếu có chống chỉ định corticoid toàn thân.
– Xem xét phối hợp khí dung adrenalin.
– Điều trị kháng sinh nếu chưa loại trừ nguyên nhân nhiễm khuẩn.
– Trẻ cần tái khám mỗi ngày nếu điều trị ngoại trú.

4.3 Đối với bệnh mức độ nặng
– Đưa trẻ nhập viện cấp cứu.
– Cho trẻ nằm gối đầu cao.
– Cần giữ yên trẻ, mẹ nên bế trẻ, tránh để trẻ khóc vì làm tăng phù nề thanh quản và khó thở nhiều hơn.
– Thở oxy.
– Điều trị khí dung adrenalin.
– Điều trị Dexamethason tiêm bắp hoặc tĩnh mạch.
– Điều trị Kháng sinh.
– Chỉ định đặt nội khí quản trong trường hợp thất bại với phun khí dung Adrenalin và tiêm dexamethasone, trẻ tím tái, lơ mơ, kiệt sức, cơn ngưng thở,…

5. Thời gian điều trị bao lâu?
– Thời gian điều trị phụ thuộc vào mức độ nặng của bệnh.
– Trường hợp nhẹ thường 2 – 4 ngày.
– Mức độ trung bình – nặng cần thời gian điều trị kéo dài hơn.

6. Cần chăm sóc trẻ như thế nào trong thời gian bị bệnh?
– Cho trẻ uống nhiều nước ấm để làm lỏng chất nhầy, thức ăn mềm lỏng dễ nuốt, chia nhỏ bữa ăn.
– Tránh khói thuốc, có thể kích thích ho nhiều hơn.
– Đặt trẻ nằm đầu cao.
– Cha mẹ ngủ cùng với trẻ trong giai đoạn bệnh để phát hiện sớm các triệu chứng bắt đầu khó thở hơn.
– Giữ không khí ẩm, thoáng.
– Dỗ dành trẻ, tránh kích thích quấy khóc nhiều.
– Bố mẹ theo dõi các dấu hiệu bênh diễn tiến nặng lên để tái khám kịp thời.

7. Cách dự phòng bệnh viêm thanh khí phế quản cấp như thế nào?
Không may là hầu hết các nguyên nhân gây ra bệnh không có vaccine

phòng ngừa. Một số biện pháp có thể phòng bệnh như:

– Rửa tay thường xuyên với nước và xà phòng:
+ Bàn tay tốt nhất được làm ướt với nước, dùng xà phòng kháng khuẩn, chà xát 15 – 30 giây.
+ Đặc biệt chú ý đến móng tay, kẽ các ngón tay, cổ tay, rửa tay sạch dưới vòi nước, lau khô bằng khăn dùng 1 lần.
+ Có thể rửa tay nhanh bằng cồn.
– Tránh tiếp xúc gần với những người đang mắc nhiễm trùng hô hấp trên, trẻ bị mắc bệnh không nên gửi nhà trẻ, trường học để tránh lây sang trẻ khác.
– Tiêm vaccin cúm hàng năm, thường vào mùa thu đông.

8.Những dấu hiệu nào cần đưa trẻ khám lại ngay?
– Trẻ thở rít ngày càng tăng.
– Thở rít lúc nghỉ nặng.
– Suy hô hấp, thiếu khí, tím.
– Giảm tri giác.
– Ăn uống kém.
– Sốt cao.

9. Những điều cần biết trong quá trình điều trị
9.1. Những điều cần biết trước khi điều trị
– Bố, mẹ hoặc người chăm sóc cần được giải thích về tình trạng bệnh của trẻ, phương pháp điều trị dự kiến, hướng dẫn cách chăm sóc trẻ, các dấu hiệu nặng cần tái khám.
– Bố mẹ được cung cấp đây đủ các thông tin dịch vụ & chi phí trước điều trị.

9.2. Những điều cần biết trong khi điều trị
– Tuân thủ dùng thuốc theo toa hướng dẫn của bác sỹ, không tự ý dùng các loại thuốc khác.
– Thường xuyên kiểm tra tình trạng của trẻ để theo dõi diễn tiến bệnh, kiểm tra nhiệt độ để cho trẻ dùng thuốc đúng giờ nếu sốt.
– Thực hiện những phương pháp chăm sóc trẻ trong thời gian bị bệnh đã được hướng dẫn ở mục trên.

9.3. Những điều cần biết sau khi điều trị
– Uống thuốc theo toa (nếu có). Trong quá trình sử dụng thuốc nếu cần được hỗ trợ có thể liên hệ qua số điện thoại 19002250 để được giải đáp.
– Bổ sung dinh dưỡng cho trẻ theo nhu cầu và theo bệnh lý kèm (nếu có).
– Trường hợp trẻ ra viện bố/mẹ cần nghỉ chăm con (tối đa 3 ngày) cần giấy báo nghỉ về công ty liên hệ với điều dưỡng viên trước khi làm thủ tục ra viện.
– Trước khi trẻ xuất viện bố mẹ sẽ được tư vấn các biện pháp dự phòng bệnh cho trẻ.

Khoa Nhi – Bệnh viện ĐK Gia Đình thăm khám, điều trị và chăm sóc sức khỏe toàn diện cho trẻ em từ sơ sinh đến lứa tuổi thiếu niên. Đội ngũ y bác sỹ tận tâm, giàu kinh nghiệm, hiểu rõ tâm lý và những nỗi sợ của các bé. Với sự hỗ trợ của trang thiết bị y tế tiên tiến, hiện đại, phòng bệnh tiện nghi, thoáng mát cùng không gian thân thiện, gần gũi, giúp các bé cảm thấy thoải mái, quên đi nỗi sợ và vững tâm lý khi điều trị tại đây. Family sẽ là gia đình và là người bạn thân của bé!

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Điều trị cười hở lợi

1. Cười hở lợi là gì? - Cười hở lợi hay cười lộ nướu là tình trạng lộ nướu hàm trên quá mức khi cười,...