Xuất huyết giảm tỷ Prothrombin ở trẻ sơ sinh

1. Tỷ Prothrombin và xuất huyết giảm tỉ Prothrombin là gì?
– Tỷ prothrombin dùng để đánh giá con đường đông máu ngoại sinh gồm các yếu tố: II, V, VII, X. Quá trình tổng hợp các yếu tố này phụ thuộc vào vitamin và cần có sự hiện diện của ion canxi.
– Các yếu tố đông máu phụ thuộc vitamin K gồm: II, VII, IX, X. Khi thiếu vitamin K thì gan chỉ tổng hợp tiền chất của các yếu tố trên với hoạt tính sinh học rất thấp, đôi khi còn có tác dụng kháng đông gọi là PIVKA (protein induced by vitamin K absence).
– Xuất huyết giảm tỷ Prothrombin là tình trạng xuất huyết do giảm các yếu tố đông máu.

2. Nguyên nhân của xuất huyết giảm tỷ Prothrombin là gì?
– Các nguyên nhân gây giảm phức hợp prothronbin gồm: thiếu các yếu tố đông máu (II, V, VII, X) bẩm sinh hoặc mắc phải do thiếu vitamin K. Trong đó nguyên nhân hay gặp là thiếu vitamin K.
– Các nguyên nhân gây thiếu vitamin K là:
+ Bệnh lý ruột gây kém hấp thu: bệnh Celiac, hội chứng ruột ngắn, bệnh Crohn.
+ Xuất huyết do thiếu vitamin K ở trẻ sơ sinh, đặc biệt ở trẻ bú mẹ hoàn toàn. Lượng vitamin K trong sữa mẹ rất ít, thay đổi từ 20-30 microgam/lít trong khi ở sữa bột nhân tạo trên 50 microgam/lít. Trẻ sau sinh, lúc một tháng tuổi, vi khuẩn có khả năng tổng hợp vitamin K ở ruột chưa đủ, do đó trẻ nhỏ càng dễ bị thiếu vitamin K.
+ Trẻ mắc các bệnh lý khác như: teo đường mật bẩm sinh, xơ gan đường mật bẩm sinh, ứ mật trong gan di truyền, bệnh xơ hóa nang,…

3. Triệu chứng của xuất huyết giảm tỷ là gì?

– Triệu chứng thường gặp của giảm tỷ prothrombin là xuất huyết: dạng chấm, mảng, tụ máu, bầm máu, xuất huyết nội tạng hoặc phối hợp.

4. Những yếu tố nguy cơ nào làm gia tăng xuất huyết giảm tỷ?
– Các thuốc mẹ dùng trong thời gian mang thai: thuốc chống co giật, thuốc chống đông.
– Trẻ bú mẹ hoàn toàn, không tiêm dự phòng vitamin K.
– Trẻ tiêu chảy kéo dài, viêm gan ú mật, bệnh xơ nang, thiếu alpha1- antitrypsin, bệnh Celiac.

5. Những xét nghiệm cần thiết đối với trẻ xuất huyết giảm tỷ?
Xét nghiệm cần thiết cho trẻ sơ sinh có biểu hiện xuất huyết:
– Xét nghiệm công thức máu.
– Xét nghiệm chức năng đông máu toàn bộ: Thời gian prothrombin( PT), thời gian prothrombin từng phần hoạt hóa (aPTT), thời gian thrombin, nồng độ fibrinogen.

6. Điều trị xuất huyết giảm tỷ như thế nào?
– Trước một trường hợp xuất huyết để điều trị đạt được hiệu quả cần xác định nguyên nhân xuất huyết, đánh giá mức độ xuất huyết.
Trẻ sẽ được:
– Cầm máu vết thương ngay lập tức.
– Bổ sung các yếu tố đông máu còn khiếm khuyết nếu có.
– Nếu mức độ xuất huyết ở trẻ nặng thực hiện: truyền dịch, máu, chống suy hô hấp và suy tuần hoàn. Tùy theo mức độ chảy máu mà có thể phối hợp truyền plasma hoặc các chế phẩm khác của máu.
– Tiêm bắp vitamin K.

7. Thời gian điều trị kéo dài bao lâu?
– Thời gian điều trị xuất huyết giảm tỷ prothrombin tùy thuộc vào đáp ứng lâm sàng và bệnh lý của trẻ.

8. Những biến chứng xuất huyết giảm tỷ Prothrombin có thể gây ra?
– Tiên lượng tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ xuất huyết.
– Các biến chứng có thể có là thiếu máu, suy hô hấp, suy tuần hoàn, toan máu.
– Nếu xuất huyết xảy ra ở trẻ sơ sinh có thể gây những ảnh hưởng nặng nề về tim mạch và thần kinh do hậu quả của việc mất máu và hoặc tổn thương mô, đặc biệt não.

9. Dự phòng xuất huyết giảm tỷ Prothrombin như thế nào?

– Tiêm bắp cho trẻ vitamin K1 sau sinh, tốt nhất trong vòng 6h đầu sau sinh.
– Trong trường hợp trẻ bị rối loạn đông máu nặng đe dọa tính mạng: hội chẩn khoa xem xét truyền tĩnh mạch pha với Natrichlorua 0.9% hoặc Dextrose 5%. Tốc độ truyền không quá 1mg/phút.

10. Vitamin K có những tác dụng phụ nào?
– Gây sưng, đau tại chỗ tiêm.
– Phản ứng dị ứng hoặc nặng gây sốc phản vệ cao khi truyền tĩnh mạch vitamin K.
– Tăng bilirubin máu (hiếm xảy ra).

Khoa Nhi – Bệnh viện ĐK Gia Đình thăm khám, điều trị và chăm sóc sức khỏe toàn diện cho trẻ em từ sơ sinh đến lứa tuổi thiếu niên. Đội ngũ y bác sỹ tận tâm, giàu kinh nghiệm, hiểu rõ tâm lý và những nỗi sợ của các bé. Với sự hỗ trợ của trang thiết bị y tế tiên tiến, hiện đại, phòng bệnh tiện nghi, thoáng mát cùng không gian thân thiện, gần gũi, giúp các bé cảm thấy thoải mái, quên đi nỗi sợ và vững tâm lý khi điều trị tại đây. Family sẽ là gia đình và là người bạn thân của bé!

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Điều trị cười hở lợi

1. Cười hở lợi là gì? - Cười hở lợi hay cười lộ nướu là tình trạng lộ nướu hàm trên quá mức khi cười,...