Nghiện thuốc lá được cấu thành bởi ba thành phần: nghiện tâm lý, nghiện hành vi và nghiện thực thể.
– NGHIỆN TÂM LÝ: Biểu hiện qua cách suy nghĩ, nhận thức và niềm tin “lệch lạc” về hành vi hút thuốc lá.
Ví dụ: Trẻ mới lớn tin rằng hút thuốc lá là trưởng thành !!!
– NGHIỆN HÀNH VI: Biểu hiện qua động tác hút thuốc lá đã trở nên thành thục. Do quá trình lặp đi lặp lại rất nhiều lần trước đó, thậm chí các động tác đã trở thành “phản xạ có điều kiện”, xuất hiện ngoài ý chí người nghiện.
– NGHIỆN THỰC THỂ: Biểu hiện qua cảm giác thôi thúc, khó chịu do nồng độ nicotin máu giảm xuống khi không hút thuốc lá; Ngược lại, người hút cảm giác dễ chịu khi nồng độ nicotin trong máu tăng cao sau khi hút thuốc. Người nghiện thuốc lá thực thể sẽ có cảm giác khó chịu khi ngưng hút thuốc lá, gọi là hội chứng cai nghiện thuốc lá.
Tiêu chuẩn chẩn đoán nghiện thuốc lá dựa trên tiêu chuẩn DSM – IV do Hội tâm thần Hoa Kỳ đưa ra:
- Khi có từ 3 đặc điểm trên xảy ra, liên tục ít nhất trong 12 tháng, đồng nghĩa với việc bạn đã nghiện thuốc lá
- Khi có sự hiện diện của đặc điểm 1 và/hoặc 2 mục nêu trên, bạn thuộc nhóm nghiện thuốc lá thực thể
Nếu bạn chưa nghiện thuốc lá hãy bỏ ngay bây giờ trước khi tình trạng trở nên nặng hơn:
- Nếu bạn chỉ nghiện thuốc lá tâm lý và hoặc hành vi, bạn hoàn toàn có thể bỏ thuốc với quyết tâm mạnh mẽ và sự hỗ trợ từ những người xung quanh, đặc biệt là những người thân trong gia đình.
- Nếu bạn đã nghiện thuốc lá thực thể: Hãy đến gặp bác sĩ để được tư vấn và kê đơn thuốc hỗ trợ cai thuốc lá thích hợp giúp quá trình cai thuốc lá của bạn thuận lợi hơn
ThS.BS. Lê Thị Hồng Duyên
Khoa Nội – Bệnh viện Gia Đình
Nguồn: Hướng dẫn tổ chức tư vấn điều trị cai nghiện thuốc lá tại Việt Nam, Bộ Y Tế.