Chuyện mùa dịch Corona: Viêm da khi tiếp xúc với khẩu trang

Thời điểm hiện tại, câu chuyện về khẩu trang là đề tài nóng hổi đang được mọi người quan tâm, bên cạnh những câu hỏi mua khẩu trang nào chất lượng, đeo khẩu trang đúng cách, thì không ít người lo ngại rằng việc đeo khẩu trang quá lâu sẽ gây ra viêm da khi tiếp xúc với khẩu trang

Đối với những những tình trạng da nhạy cảm, cơ địa dị ứng thì cần có những lưu tâm đặc biệt khi tiếp xúc với khẩu trang có thể đến từ kích thích cơ học, hóa chất hoặc dị ứng với các hóa chất được sử dụng trên sản phẩm hoặc lưu lại trong quá trình sử dụng.

Sau đây là những lời khuyên khi sử dụng khẩu trang:

  1. Lựa chọn chất liệu vải của khẩu trang có khả năng thấm hút mồ hôi tốt, mềm mại, tránh những chất liệu có sợi thô, sợi lông len. Thận trọng với những chất liệu sợi vải không dệt ( ví dụ như khẩu trang y tế thuộc nhóm này – chỉ dùng khi cần thiết theo hướng dẫn của Bộ Y Tế, đặc biệt với những người có tiền sử dị ứng với dẫn xuất Formaldehyce )
  2. Lựa chọn kích cỡ khẩu trang phù hợp với gương mặt.
  3. Các khẩu trang vải thì cần được giặt sạch trước khi sử dụng lần đầu, nên sử dụng bột giặt dành cho da nhạy cảm, có nhãn dán mô tả Free & Gentle.
  4. Tránh các sản phẩm làm mềm vải sợi, nước xả vải hoặc giấy làm thơn quần áo đối với khẩu trang vải.
  5. Thay đổi khẩu trang mỗi ngày hoặc khi cảm thấy khẩu trang dính bẩn (chất nhầy, dịch mũi, có mùi khó chịu..)
  6. Tối ưu các bước chăm sóc da hàng ngày, đặc biệt là bước dưỡng ẫm, tăng cường chức năng bảo vệ hàng rào da.
  7. Rửa mặt nhẹ nhàng với sữa rửa mặt nhẹ diều ngày 2 lần và với nước sạch thông thường mỗi khi đổ mồ, da nhờ bí trong ngày.
  8. Khi xuất hiện các dấu hiệu sớm của đỏ, khô, chấm chích, ngứa da mặt cần ngưng lại các sản phẩm dễ gây kích ứng – dị ứng da (AHAs, BHA, retinoids, một số tinh dầu…) và bước làm sạch vật lý như các loại tẩy tế bào chết có hạt, massage da mặt, máy rửa mặt, các loại mút xốp hoặc vải sợi thô…
  9. Các sản phẩm trang điểm mới, kem mắt, nước hoa, dầu gội đầu, nhuộm tóc, dao cạo râu, gối ngủ, điện thoại…. Nếu nghi ngờ, hãy thử ngưng sản phẩm, theo dõi và khám bác sĩ chuyên khoa khi cần.
  10. Thoa kem dưỡng ẫm, mỡ hoặc kem bôi kẽm Oxide ( trong các kem thoa hăm tả cho bé ) tại những vùng tiếp xúc khiến da đỏ, rát như tai, bờ xương hàm dưới, vùng gò má
  11. Những trường hợp có tình trạng viêm kẽ tai, bong vảy đỏ da vùng quanh tai cần vệ sinh chăm sóc, tránh đọng nước, bọt xà phòng – dầu gội sau khi tắm. Tránh tạo điều kiện cho tình trạng tệ hơn khi mang khẩu trang thường xuyên
  12. Không tự ý điều trị các kem bôi da không rõ nguồn góc, hoặc các thuốc bôi khi không có hướng dẫn sử dụng của bác sĩ.
  13. Lưu ý với các loại thuốc bôi hydrocortisone butyrate có tác dụng lên da mạnh nên chỉ dùng khi có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
  14. Hạn chế các động tác như chống tay lên cằm, không sờ tay lên nơi da bị mụn, ban da bong vảy. 

Hãy thực hiện đeo khẩu trang trong những trường hợp cần thiết theo hướng dẫn của Bộ Y Tế và tổ chức Y Tế thế giới trong mùa dịch này.

Bộ Y Tế khuyến cáo
Người dân chỉ đeo khẩu trang y tế trong các trường hợp sau đây:

  1. Khi tiếp xúc, chăm sóc người nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm virus nCoV.
  2. Khi chăm sóc hoặc có tiếp xúc gần với người có triệu chứng mắc bệnh đường hô hấp như ho, khó thở, chảy nước mũi…
  3. Khi được chỉ định tự theo dõi, cách ly tại nhà hoặc khi đi thăm hỏi, khám điều trị tại các cơ sở khám chữa bệnh.
  4. Người khỏe mạnh, không có các triệu chứng bệnh về đường hô hấp chỉ cần đeo khẩu trang vải khi đến các khu vực tập trung đông người, trên các phương tiện giao thông công cộng.
  5. Tổ chức Y Tế thế giới khuyến cáo việc đeo khẩu trang khi không có chỉ định gây lãng phí và có thể tạo ra cảm giác yên tâm “ảo”, khiến bạn bỏ qua các biện pháp bảo vệ quan trọng như: Rửa tay bằng xà phòng, vệ sinh cá nhân, vệ sinh vật dụng, đồ dùng…

Đừng để KHẨU TRANG từ “vật bảo hộ” trở thành thủ phạm gây ra mụn nhé!

BS. Trần Ngọc Nhân
Trung tâm thẩm mỹ FAMILY BIEL
Bệnh viện ĐK Gia Đình