Hoại tử chỏm xương đùi vô khuẩn

Hoại tử chỏm xương đùi vô khuẩn là bệnh gì?

Hoại tử chỏm xương đùi vô khuẩn là tình trạng mô xương bên trong cổ xương đủi không được cấp máu gây hoại tử, gây nên tình trạng đau khớp háng.
Ngoài ra còn có tên gọi hoại tử vô mạch (hoại tử do không có mạch máu). Hoại tử chỏm vô mạch có thể xuất hiện nguyên phát (ở một khớp háng bình thường) hoặc thứ phát (sau một chấn thương gãy cổ xương đùi).

Triệu chứng có thể gặp của hoại tử chỏm xương đùi vô khuẩn là gì?

Đau ở khớp háng, đau nhiều hơn khi đi bộ, nghỉ ngơi có thể giảm đau. Đau khớp háng gây đi khập khiễng.
Đau có thể xuất hiện ở mông, đùi hay thậm chí đầu gối nên có thể bị bỏ sót.

Bác sĩ sẽ cần xét nghiệm gì?

Sau khi hỏi về các triệu chứng bạn gặp phải, một số thăm khám lâm sàng cho khớp háng sẽ được thực hiện. Tiếp theo bác sĩ có thể sẽ chỉ định:

  • Xquang khớp háng: Cho hình ảnh giúp bác sĩ chẩn đoán
  • Chụp cắt lớp vi tính (CTScan) khớp háng hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI khớp háng) chỉ định khi bác sĩ vẫn còn nhiều nghi ngờ chẩn đoán.

Điều trị cho hoại tử chỏm xương đùi vô khuẩn như thế nào?

  • Nghỉ ngơi tại giường, sử dụng nạng khi di chuyển: Nghỉ ngơi sẽ giúp giảm đau, hạn chế tác động của trọng lực lên khớp háng và giảm vận động khớp sẽ cho khớp thời gian phục hồi.
  • Thuốc: Thuốc giảm đau, kháng viêm và thuốc chống loãng xương sẽ được sử dụng
  • Phẫu thuật: Có nhiều loại phẫu thuật khác nhau được chỉ định giúp giảm áp lực và giảm đau khớp háng bao gồm:
    • Giải áp chỏm xương đùi: Bác sĩ sẽ khoan và lấy đi mô xương ở vùng tổn thương, giúp giảm áp và giảm đau.
    • Ghép xương: Kết hợp sau khii lấy mô xương vùng tổn thương ra ngoài, bác sĩ sẽ đưa xương khỏe mạnh từ nơi khác vào thay thế.
    • Thay khớp háng: Thay khớp háng nhân tạo cho khớp háng đã hư hỏng không thể điều trị bằng phẫu thuật khác.

Phòng ngừa hay làm chậm hoại tử chỏm xương đùi vô khuẩn ra sao?

  • Giữ cho xương khớp của bạn khỏe mạnh nhất có thể và phương pháp, bao gồm:
  • Ăn nhiều thực phẩm chứa Calci và vitamin D, uống bổ sung calci và vitamin D
  • Vận động thể dục đều đặn.
  • Tránh hút thuốc, uống rượu bia.
  • Tránh sử dụng thuốc corticoid.
  • Hạn chế và phòng chống té ngã

BS. Nguyễn Đình Hòa
Khoa Ngoại – BV Gia Đình (Đà Nẵng)