Nhiễm trùng do tụ cầu vàng

1.Định nghĩa về bệnh

Tụ cầu là vi khuẩn cầu trùng Gram (+) có 2 loại: Staphylococcus aureus và coagulase negative staphylococci.

Nhiễm trùng do coagulase negative staphylococci ít gặp và thường là nhiễm trùng liên quan đến các dụng cụ trong lòng mạch máu.

Vi khuẩn tụ cầu vàng ngoài tiết men coagulase còn tiết các độc tố gây bệnh enterotoxin ( ngộ độc thức ăn) Eflotoxin, Epidermolytic toxin.

Phần lớn nhiễm khuẩn cộng đồng là do tụ cầu vàng kháng Penicilin còn nhạy Methycillin và Aminoglycosid ngoại trừ nhiễm tụ cầu trong bệnh viện.

2.Triệu chứng lâm sàng thường gặp

  • Viêm mô tế bào, nhọt da, áp xe: sưng nóng đỏ đau vùng da bị viêm ( viêm mô tế bào) hoặc kèm theo có ổ mủ ( nhọt, áp xe)
  • Viêm phổi, tràn mủ màng phổi: thâm nhiễm phổi 2 bên dạng đốm, có bóng khí, diễn tiến nhanh hay kèm mủ màng phổi
  • Viêm khớp, viêm xương khớp: sưng nóng đỏ đau phía trên xương viêm, khớp kèm giới hạn vận động
  • Viêm nội tâm mạc, tràn mủ màng tim: bệnh nhân có bệnh tim trước, sốt cao kéo dài, sùi van tim.
  • Nhiễm trùng huyết: bệnh cảnh lâm sàng nhiễm trùng huyết tren bệnh nhân có nhọt da, viêm xương, viêm phổi có bóng khí.
  • Ngộ độc thức ăn do tụ cầu: ủ bệnh 1-6h, nnon ói, đau bụng, tiêu chảy
  • Hội chứng bong da: thường gặp ở trẻ sơ sinh, khởi phát nhiễm khuẩn da tại chỗ sau đó phát ban, xuất hiện các bóng nước vỡ ra để lại lớp da ửng đỏ, lớp da tróc khi kéo nhẹ.
  • Hội chứng sốc độc tố: sốt cao, nhiễm độc, tụt huyết áp.

3.Điều trị

1.Nguyên tắc điều trị

-Kháng sinh: Thực hiện các xét nghiệm để xác định loại vi khuẩn tụ cầu gây bệnh để lựa chọn loại kháng sinh kháng sinh điều trị nhiễm khuẩn tụ cầu vàng phù hợp.
-Rạch vết thương để hở:  Nếu có ổ nhiễm khuẩn như mụn nhọt, áp xe bác sĩ sẽ rạch vào đó để thoát dịch ra ngoài.
-Gỡ bỏ thiết bị là nguy cơ gây nhiễm khuẩn. Nếu nhiễm trùng liên quan đến thiết bị hoặc bộ phận giả,cần loại bỏ nhanh chóng.
Đối với một số thiết bị, việc loại bỏ có thể cần phải phẫu thuật

2.Thời gian điều trị kháng sinh

Viêm mô tế bào, nhọt da: ít nhất 7 ngày
Viêm phổi tràn mủ màng phổi 3-tuần
Viêm nội tâm mạc 4-6 tuần
Viêm xương 3-6 tuần

4.Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng tụ cầu vàng:

Một loạt các yếu tố, từ các trạng thái của hệ thống miễn dịch đến các loại hình thể thao đang chơi, đều có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng tụ cầu khuẩn.

Rối loạn miễn dịch hoặc các loại thuốc dùng để điều trị bệnh có thể làm cho bạn dễ bị nhiễm trùng tụ cầu khuẩn. Những người có thể có nhiều khả năng mắc nhiễm tụ cầu khuẩn bao gồm những người bị:

  • Bệnh đái tháo đường có sử dụng insulin
  • Nhiễm HIV/AIDS
  • Bị suy thận cần được lọc máu
  • Hệ thống miễn dịch suy yếu
  • Ung thư, những người đang trải qua hóa trị hoặc xạ trị
  • Da có thương tổn như eczema, côn trùng cắn hoặc chấn thương nhỏ nhưng hở da
  • Bệnh hô hấp như bệnh xơ nang hoặc khí phế thũng

Vi khuẩn tụ cầu có thể hiện diện trong các bệnh viện, nơi mà chúng tấn công những người dễ bị nhiễm nhất, bao gồm cả những người có:

  • Hệ thống miễn dịch suy giảm
  • Vết bỏng
  • Các vết thương phẫu thuật
  • Các thiết bị xâm lấn

Các yếu tố nguy cơ khác:

  • Sống trong môi trường chật hẹp, đông đúc, mất vệ sinh
  • Những người tiêm chích ma túy
  • Quan hệ tình dục đồng giới nam
  • Chơi các môn thể thao làm trầy xước da

5.Dự phòng, chăm sóc

A .Dự phòng

  • Rửa tay thường xuyên
  • Tránh dùng chung vật dụng cá nhân như khăn tắm, khăn trải giường, dao cạo, quần áo và dụng cụ thể thao
  • Giữ vết thương sạch
  • Vệ sinh thân thể
  • Ăn chín uống sôi
  • Tăng cường sức đề kháng: ăn đủ, uống nhiều nước, ngủ đủ giấc, tập thể dục
  • Đừng tiêm thuốc bất hợp pháp
  • Tuân thủ quy trình kiểm soát nhiễm khuẩn tại bệnh viện.

B .Chăm sóc

a.Chế độ dinh dưỡng

Ăn thức ăn mềm, dễ tiêu, đầy đủ dinh dưỡng, ăn mỗi lần một ít, tăng cường uống nhiều nước

b.Các dấu hiệu theo dõi

  • Dấu hiệu sinh tồn
  • Dấu hiệu suy hô hấp, chèn ép tim
  • Diễn tiến ổ áp xe để chỉ định dẫn lưu
  • Theo dõi lượng nước tiểu, TPTNT, chức năng thận ngày thứ 5 sau điều trị.

3.Đối với các trường hợp điều trị ngoại trú

Uống thuốc theo toa tại nhà
Tái khám sau 3 ngày dùng thuốc

Tái khám ngay khi:
∙Sốt cao liên tục hoặc không đáp ứng với hạ sốt
∙Trẻ co giật, đừ, li bì
∙Thở mệt
∙Bỏ ăn
∙Nôn ói liên tục