Nốt ruồi và phương pháp xóa nốt ruồi bằng laser CO2

1. Nốt ruồi là gì?
– Nốt ruồi là một tổn thương da thường gặp, hầu hết là lành tính do sự tăng sinh cục bộ của các tế bào sắc tố.
– Nốt ruồi thường có màu nâu hoặc màu đen chứa sắc tố melanin. Nốt ruồi có xu hướng đậm màu hơn nếu tiếp xúc với ánh sáng mặt trời thường xuyên hay trong thai kì.
– Nốt ruồi có thể xuất hiện khi sinh hoặc xuất hiện sau sinh. Một vài nốt ruồi có từ khi bé mới sinh ra, đa số xuất hiện trong 30 năm đầu đời.
– Hầu như tất cả mọi người đều có ít nhất một nốt ruồi. Người trưởng thành trung bình có từ 10 – 40 nốt ruồi.
– Khoảng 1% dân số được sinh ra với một hoặc nhiều nốt ruồi bẩm sinh.
– Những người có làn da trắng thường có nhiều nốt ruồi hơn những người da sẫm màu.
– Nốt ruồi xuất hiện trong thời thơ ấu (từ 2 đến 10 tuổi) có xu hướng là nốt ruồi nổi bật và dai dẳng nhất suốt cuộc đời.

2. Tiến triển của nốt ruồi như thế nào?
– Đa phần nốt ruồi lành tính. Tuy nhiên, đôi khi nốt ruồi là dấu hiệu tiềm ẩn của ung thư hắc tố bào (Melanoma).
– Ung thư hắc tố bào chỉ chiếm 1% trong tất cả các trường hợp ung thư da nhưng gây ra hầu hết các trường hợp tử vong do ung thư da.
– Ung thư hắc tố bào lúc đầu có thể trông giống như một nốt ruồi lành tính, vô hại, nhưng theo thời gian, nó trở nên rối loạn về cấu trúc và có xu hướng tăng kích thước.
– Những người có số lượng nốt ruồi nhiều có nguy cơ phát triển khối u ác tính cao hơn những người có ít nốt ruồi, đặc biệt nếu khách hàng có hơn 100 nốt ruồi.
– Nốt ruồi bẩm sinh chiếm tỷ lệ 1% dân số nhưng những nốt ruồi này có nhiều khả năng phát triển thành ung thư hơn là những nốt ruồi xuất hiện sau sinh.
– Nốt ruồi đôi khi có những thay đổi khác mà không phải trở thành ung thư hắc tố bào, ví dụ như sau khi phơi nắng hoặc trong khi mang thai. Lúc đó nốt ruồi có thể lớn hơn, thoái triển hoặc biến mất.
– Cần lưu ý các dấu hiệu nhận biết nguy cơ của nốt ruồi ung thư:
– A: Asymmetry: Nốt ruồi không cân xứng
– B: Border irregularity: Nốt ruồi có ranh giới khó xác định.
– C: Color changes: Nốt ruồi có sự thay đổi màu sắc, màu sắc bất thường.
– D: Diameter: Nốt ruồi có kích thướng lớn (> 6 mm)
– E: Evolving: Nốt ruồi tiến triển (Nốt ruồi đang thay đổi hình dạng, kích thước, màu sắc)

3. Vì sao phải xóa nốt ruồi?
– Khi nốt ruồi xuất hiện ở những vị trí không mong muốn vì lý do thẩm mỹ, phong thủy, hoặc những nốt ruồi gây trở ngại, phiền toái cho sinh hoạt ( vì dụ thường xuyên bị cọ xát bởi quần áo, lược, dao cạo râu…..).
– Trong nhiều trường hợp, các bác sĩ da liễu sẽ chỉ định điều trị nốt ruồi nếu đánh giá khả năng nốt ruồi sẽ phát triển theo chiều hướng ác tính.

4. Laser co2 xóa nốt ruồi theo cơ chế nào?
Laser CO2 là loại Laser nhiệt, Laser bào mòn. Laser CO2 xóa nốt ruồi và các tổn thương da khác theo cơ chế quang nhiệt làm bốc bay tổ chức và làm sạch nốt ruồi.

5. Chống chỉ định của laser co2 trong trường hợp nào?
– Vùng da điều trị đang nhiễm trùng hoặc nhiễm virus.
– Tiền sử sẹo lồi hoặc sẹo phì đại.
– Thường xuyên tiếp xúc với tia cực tím hoặc bức xạ tại vùng điều trị.
– Bệnh lý về collagen.
– Phụ nữ mang thai, đặt máy tạo nhịp, đường máu cao.

6. Quy trình điều trị của laser co2 ra sao?
– Bước 1: Bác sỹ khám, kiểm tra nốt ruồi trước khi làm Laser.
– Bước 2: Khách hàng được test Lidocain hoặc bôi tê từ 50-60 phút.
– Bước 3: Làm sạch vùng thủ thuật bằng cồn 70*/ Povidine 10%
– Bước 4: Tiêm tê
– Bước 5: Thực hiện thủ thuật Laser CO2.
– Bước 6: Bảo vệ vết thương sau Laser bằng cách chấm Povidine 10%, sau đó bôi kem/mỡ kháng sinh.
– Bước 7: Dặn dò khách hàng chăm sóc tại nhà trước khi ra về.

7. Liệu trình điều trị như thế nào?
Hầu hết các nốt ruồi chỉ cần làm Laser 1 lần duy nhất. Tuy nhiên, những trường hợp nốt ruồi có chân sâu ở trung bì thì có thể phải làm Laser nhiều lần để hạn chế tổn thương loét sâu và sẹo xấu.

8. Điều trị bằng laser co2 có thể gây ra biến chứng gì?
– Nhiễm trùng: Vết thương tấy đỏ kéo dài, xuất tiết hoặc làm mủ.
Xử trí: Cần phải tái khám và có thể phải dùng đến kháng sinh để điều trị.
– Sẹo xấu (Sẹo lồi, sẹo lõm, sẹo co kéo): Tình trạng tạo sẹo là do cơ địa của từng người và tùy vào độ nông sâu của vết thương.
– Tăng sắc tố sau viêm: Đây là tình trạng vết thương sậm màu hơn vùng da xung quanh sau khi đã lành. Tình trạng này là do cơ địa da khách hàng dễ bị bắt nắng và một phần do khách hàng chống nắng chưa tốt.
Xử trí: Khách hàng cần dùng kem chống nắng thường xuyên. Tình trạng tăng sắc tố sau viêm sẽ giảm dần và mất đi sau 3 – 6 tháng hoặc hơn.

9. Chăm sóc sau điều trị với laser co2 thế nào?
– Hạn chế các thức ăn có thể gây sẹo lồi như tôm, cua, thịt bò, rau muống trong 3 tháng.
– Bảo vệ vết thương hàng ngày bằng các dung dịch sát trùng hoặc kem kháng sinh theo toa của bác sỹ.
– Vết thương có thể sưng nề trong một vài ngày sau Laser.
– Thông thường, sau 24h vết thương sẽ đóng mài và có thể tiếp xúc với nước một cách nhẹ nhàng (Chỉ dội nước sạch khi tắm, rửa và thấm khô sau đó chấm, bôi thuốc. Không được chà xát lên vết thương)
– Vết thương thương tự bong vảy sau 3 – 7 ngày.
– Nên đợi các vết mày, vảy xuất hiện trên vết đốt Laser tự bong ra vì việc bóc vảy sớm có thể gây nhiễm trùng và sẹo xấu.
– Không xông hơi khi vết thương chưa bong vảy.
– Không sử dụng mỹ phẩm có tính tẩy rửa mạnh hoặc bào mòn da cho đến khi vết thương lành hoàn toàn sau 1 tháng.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Điều trị cười hở lợi

1. Cười hở lợi là gì? - Cười hở lợi hay cười lộ nướu là tình trạng lộ nướu hàm trên quá mức khi cười,...