Sự thật về đau lưng

1. Đau lưng có nguy hiểm không?
Đau lưng – một trong những căn bệnh phổ biến nhất trong cuộc sống, có hơn 80% dân số từng đau lưng ít nhất một lần trong cuộc đời. Một tin đáng mừng là dù gây ra nhiều sự khó chịu nhưng đau lưng hầu hết là tình trạng không nguy hiểm, có thể tự khỏi.

2. Đau lưng, khi nào cần đến gặp Bác sỹ?
– Cơn đau diễn ra nghiêm trọng và bạn không thể thực hiện công việc đơn giản hoặc khi cơn đau không cải thiện trong vòng 4 tuần.
– Những trường hợp cần được cấp cứu khẩn cấp hoặc phẫu thuật:
+ Bị ngã hoặc chấn thương
+ Tê hoặc yếu chân
+ Rối loạn tiểu tiện
+ Giảm cân không rõ hoặc có sốt
+ Đang sử dụng thuốc steroid
+ Bị tiểu đường hoặc loãng xương

3. Các nguyên nhân gây đau lưng thường gặp?
– Đau lưng cơ năng thường xảy ra ở một nhóm cơ nhất định như lưng, cổ hoặc vai bị lực tác động mạnh dẫn đến tổn thương và hình thành nên các cơn đau co thắt.
– Đau do căng cơ, dây chằng: cơn đau đột ngột sau hoạt động cúi người, bưng vật nặng,…
– Đau do rách, phồng, hỏng đĩa đệm
– Viêm khớp xương cột sống

4. Các yếu tố nguy cơ làm tăng đau lưng?
– Hút thuốc
– Béo phì
– Lớn tuổi
– Lao động vất vả hoặc ít vận động
– Tình trạng căng thẳng công việc, tâm lý

5. Bạn cần thực hiện X – Quang – CT – MRI khi nào?
– Xquang: khi nghi ngờ ung thư, gãy xương, chèn ép đốt sống hoặc loãng xương; hoặc không đủ để chẩn đoán thoát vị đĩa đệm, hẹp ống sống.
– CT, MRI: đánh giá được cấu trúc xương, mô mềm, rễ thần kinh, đĩa đệm. Hầu hết những người đau thắt lưng đơn thuần không cần chụp CT, MRI
Hầu hết các trường hợp đau lưng không cần thực hiện Xquang, CT hay MRI. Vậy nên, nếu bác sĩ không chỉ định chụp phim, bạn đừng lo lắng. Bác sỹ thực sự hiểu được tình trạng của bạn thông qua quan sát, trò chuyện và thăm khám.

6. Một số thông tin giúp Bác sỹ chẩn đoán tình trạng của bạn?
– Nếu cơn đau bắt đầu sau hoạt động cụ thể: có thể bạn bị căng cơ.
– Nếu cơn đau lan xuống mặt sau hoặc mặt ngoài đùi: đó là dấu hiệu cho thấy dây thần kinh đang bị chèn ép.
– Nếu cơn đau đang kéo xuống cả 2 chân: có thể là dấu hiệu của hẹp ống sống.

7. Điều trị đau lưng thế nào?

Chườm nóng là một trong những biện pháp vật lý trị liệu giảm đau lưng hiệu quả

– Chườm nóng giúp giảm đau nhanh hơn (theo chỉ định bác sỹ bạn nhé)
– Điều chỉnh công việc: tránh ngồi lâu, khuân vác nặng.
– Sử dụng thuốc giảm đau: NSAIDs, Paracetamol / Giãn cơ
– Thao tác lên cột sống: nên được thực hiện bởi bác sỹ chuyên khoa
– Vật lý trị liệu: xoa bóp, nắn chỉnh cột sống; châm cứu, massage…
– Liệu pháp tâm lý, giảm tình trạng căng thẳng
– Tiếp tục duy trì hoạt động, tập thể dục

8. Duy trì vận động khi đau lưng, nên hay không?
Nhiều người lầm tưởng rằng, đau lưng nên nằm nghỉ tại chỗ và hạn chế tối đa vận động. Tuy nhiên, khi bị đau lưng, người bệnh vẫn cần tập luyện tích cực, vận động hợp lý để hỗ trợ điều trị bệnh cũng như tăng cường sức khỏe.
Không nên nằm yên tại chỗ, vận động nhẹ nhàng nhằm đẩy lùi quá trình thoái hóa của các đĩa đệm, cơ, khớp, xương ở lưng. Nếu chăm chỉ luyện tập các động tác phù hợp bạn còn có thể cảm thấy triệu chứng đau giảm rõ rệt. Nên tham khảo ý kiến bác sỹ để có thể lựa chọn bài tập phù hợp với bệnh lý và thể lực.

Duy trì vận động mang lại nhiều lợi ích trong cải thiện đau lưng

9. Làm gì để ngăn ngừa cơn đau quay trở lại?
– Các biện pháp vật lý trị liệu giúp bạn thích ứng với cơn đau
– Duy trì hoạt động thể lực, thể dục một cách tích cực
– Nhấc vật bằng chân thay vì dùng lưng (ngồi xuống chứ không phải cúi xuống)
– Tư thế làm việc đúng, tránh ngồi lâu hoặc đứng lâu ở một ví trí

ThS.BS. Nguyễn Đình Hòa
Trưởng Đơn vị Cơ Xương Khớp, Bệnh viện Đa khoa Gia Đình

Để xem và tải ấn phẩm chất lượng cao, nhấn vào nút “Tải Xuống” phía dưới:

Kết nối với Bác sỹ Cơ Xương Khớp Family tại: