Tăng tiết mồ hôi tay

1. Tổng quan

Sự chế tiết mồ hôi được kiểm soát bởi hai cơ chế là thần kinh và thể dịch, trong đó cơ chế thần kinh là chủ yếu. Khi hệ thống thần kinh giao cảm kiểm soát sự bài tiết mồ hôi bị kích thích bởi các yếu tố như nhiệt độ môi trường tăng cao, lao động nặng nhiều, lo sợ, đói, và một số bệnh lý khác, các tuyến sẽ bị kích hoạt và mồ hôi được tiết ra ngoài.

Tăng tiết mồ hôi tay là một chứng thường gặp, nhất là ở những người trẻ tuổi. Chứng này tuy không gây nguy hiểm chết người nhưng nó mang lại cho người bệnh rất nhiều khó chịu và phiền toái trong cuộc sống, đặc biệt ảnh hưởng đến tâm lý khi giao tiếp. Ngoài ra, mồ hôi tay gây ẩm, bong tróc da dễ nhiễm nấm da.

2. Nguyên nhân

Có hai loại chứng tăng tiết mồ hôi. Tăng tiết mồ hôi nguyên phát thường xảy ra bất kì thời điểm nào của đời sống, thường do cường giao cảm gây ra.

Tăng tiết mồ hôi thứ phát xuất hiện theo sau một loại bệnh, thường gặp nhất là bệnh tiểu đường, cường giáp, lao phổi hay các bệnh rối loạn về nội tiết v.v…    

3. Chẩn đoán xác định

Việc chẩn đoán chứng tăng tiết mồ hôi tay không khó vì đây là triệu chứng gây phiền hà cho bệnh nhân. Tuy nhiên, ở những người bị tăng tiết mồ hôi tay thứ phát để tìm ra nguyên nhân cần phải thực hiện những xét nghiệm chuyên biệt (Glucose máu đói, Na+, K+, Ca++, chức năng gan thận, T3, FT4, TSH, Xquang phổi, ECG).

Chẩn đoán tăng tiết mồ hôi tay nguyên phát theo Aamir Haid:

Tăng tiết mồ hôi tay kéo dài ít nhất 6 tháng không có nguyên nhân bên ngoài với ít nhất 2 trong các đặc điểm sau:

+ Tăng tiết hai bên đối xứng

+ Tần suất ít nhất 1 lần/ tuần

+ Làm giảm hoạt động hằng ngày

+ Xuất hiện dưới 25 tuổi

+ Có tiền sử gia đình

+ Không xảy ra trong lúc ngủ

Phân độ tăng tiết mồ hôi tay theo KRASNA

4. Điều trị

Nội khoa: Sử dụng muối nhôm (aluminum chloride ), liệu pháp Ion, tiêm Botulinum Toxin A, thuốc ức chế giao cảm: Beta Blocker ( propanolon), thuốc ức chế canxi, thuốc anticholinergic, thuốc an thần.

Phẫu thuật

Chỉ định phẩu thuật cắt đốt hạch giao cảm ngực 2,3 hoặc 3,4 hai bên nội soi lồng ngực trong trường hợp:

– Bệnh nhân bị tăng tiết mồ hôi nguyên phát.

– Tình trạng tăng tiết mồ hôi nhiều (từ độ 2 trở đi) gây cho người bệnh nhiều khó chịu và phiền toái. Bệnh nhân chấp nhận khả năng đổ mồ hôi bù trừ tại những vị trí khác như nách, thân mình, mông.

– Không bị dày dính màng phổi, rối loạn đông máu khó kiểm soát, chức năng hô hấp đãm bảo thông khí chọn lọc 1 bên phổi. – Điều trị nội khoa thất bại

Giải phẫu chuỗi hạch giao cảm ngực

5. Phương pháp phẫu thuật

Phẫu thuật nội soi lồng ngực cắt đốt hạch giao cảm ngực 2,3 hoặc 3,4 hai bên qua 1 lỗ nội soi: an toàn, hiệu quả và thẫm mỹ cao.

6. Điều trị sau phẫu thuật

–  Kháng sinh, giảm đau.

–  Chụp Xquang phổi kiểm tra, cho xuất viện sau mổ khoảng 1-2 ngày.

7. Biến chứng

– Tăng tiết mồ hôi bù trừ: Tăng tiết bù trừ xuất hiện ở vùng mặt, lưng, hông, bẹn. Tuy nhiên, hầu hết ở mức chấp nhận được.

– Tái phát: Tỉ lệ tái phát 0% – 65% theo các báo cáo chủ yếu độ 1 và độ 2 do không hủy hết chuỗi hạch giao cảm.

– Đau sau xương ức và chỗ đốt.

– Khô tay quá độ: Có thể xuất hiên sau mổ nhiều tuần. Cảm giác khô tay có thể tự giới hạn sau vài tuần lễ.

– Rối loạn nhịp tim trong và sau mổ: Rối loạn nhịp tim trong mổ. Bệnh nhân không có triêu chứng và không cần đặt máy tạo nhịp.