Táo bón

Bạn có biết: 30% trẻ em mắc bệnh táo bón?

1. Định nghĩa:

Táo bón được chẩn đoán khi:

  • Trẻ tiêu phân dê (phân loại 1 trong bảng phân loại phân Bristol) dù cho trẻ tiêu phân hàng ngày hoặc tiêu phân làm nghẹt toilet
  • Trẻ tiêu phân loại 2-3 trong bảng phân loại phân Bristol < 3 lần/ tuần
  • Trẻ đau, phải rặn nhiều, hoặc ra máu tươi khi tiêu phân, có cảm giác sợ mỗi lần đi tiêu

Bảng phân loại phân Bristol:

2. Hậu quả của táo bón:

  • Tắc ruột cấp do u phân
  • Toxi megacolon (phình đại tràng nhiễm trùng)
  • Chậm tăng trưởng do ăn uống kém
  • Hành vi cáu gắt
  • Ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của trẻ

3. Nguyên nhân của táo bón:

  • Trẻ từ chối tiêu phân: do đau, thay đổi môi trường sống, thay đổi trường học, du lịch…;
  • Tiêu phân không đúng cách: do mất cân bằng cảm xúc; chậm phát triển trí tuệ
  • Không được tập thói quen đi tiêu đúng cách, chế độ ăn không hợp lý (thiếu nước, thiếu rau củ, chất xơ..)
  • Tiền sử gia đình bị táo bón
  • Khoảng 5% trẻ bị táo bón do các bệnh lý về giải phẫu (Hirsprung, nhược cơ..), nguyên nhân thần kinh, nội tiết hoặc dị ứng

Cần đưa trẻ đến khám ngay khi trẻ bị bón để xác định các nguyên nhân thực thể nếu có

4. Mục tiêu điều trị:

Tiêu phân ít nhất 3 lần/ tuần, thoải mái và không có cảm giác đau khi tiêu phân

5. Chiến lược điều trị:

  • Uống thuốc nhuận trường thẩm thấu (duphalac) lâu dài, tối thiểu 6 tháng, giảm liều từ từ, không được ngưng thuốc đột ngột
  • Trong giai đoạn đầu nếu phân quá cứng hoặc đau khi tiêu phân thì phối hợp uống thuốc và bơm hậu môn hàng ngày đến khi trẻ tự tiêu phân được
  • Gia giảm liều thuốc nhuận trường thẩm thấu khi trẻ tiêu phân ít nhất 3 lần/ngày
  • Tái khám định kỳ hàng tháng hoặc 3-4 tháng.

Thuốc nhuận trường thẩm thấu uống lâu dài có tác dụng phụ không?

  • Thuốc nhuận trường thẩm thấu không có tác dụng phụ. Trẻ có thể bị tiêu chảy nhưng sẽ mất ngay khi giảm hoặc ngưng thuốc.
  • Thuốc nhuận trường thẩm thấu hoàn toàn an toàn cho trẻ và có thể sử dụng liên tục kéo dài trong nhiều tháng nhiều năm.

6. Tái khám:

  • Tái khám lại ngay khi trẻ vẫn còn tiêu phân cứng hoặc không tiêu phân quá 3 ngày
  • Tái khám định kỳ để cân nhắc giảm dần và ngưng thuốc nhuận tràng