Tự theo dõi đường máu tại nhà

Lợi ích

  • Tự theo dõi được chỉ số đường huyết thường xuyên, phát hiện sớm bất thường
  • Đánh giá được ảnh hưởng của thức ăn, vận động, thuốc
  • Tốn ít máu
  • Kết quả nhanh, tương đối chính xác
  • Thảo luận với bác sĩ để có hướng điều trị tốt

Thời điểm

  • Lúc đói ( nhịn ăn tối thiểu 8 tiếng)
  • Sau ăn 2 tiếng
  • Trước khi đi ngủ

3. Thử đường định kỳ

    Test đường mao mạch từ 3 – 4 lần hoặc từ 2 – 3 tuần/ lần đối với:

  • Đang tiêm Insuline, dùng thuốc uống có tác dụng hạ đường máu
  • Phụ nữ đang có thai mắc đái tháo đường thai kỳ
  • Đường máu của bệnh nhân chưa ổn định
  • Người lớn tuổi

  Test đường mao mạch từ 1-2 lần/ Tuần: Nếu đường máu người bệnh ổn đinh.

  Test theo chỉ định của bác sỹ điều trị khi:

  • Nghi ngờ bị hạ đường máu
  • Thay đổi chế độ tập luyện thể dục thể thao
  • Áp dụng chế độ ăn mới
  • Đang mắc bệnh khác hoặc đang bị chấn thương.

 4. Cách thực hiện và nhận biết kết quả

Cách thực hiện bao gồm 4 bước:

Bước 1: Chuẩn bị

  • Rửa tay bằng xà phòng, lau khô
  • Lắp kim lấy máu vào ống bút theo hướng dẫn sử dụng. Điều chỉnh độ sâu của kim cho phù hợp với loại da của bạn (mỏng, bình thường, dày).
  • Lắp que thử (Test) vào máy đo glucose máu.

 Bước 2: Lấy máu

  • Sau đó ấn nhẹ ống bút vào đầu ngón tay. Kim lấy máu sẽ đâm nhẹ và ngón tay của bạn.
  • Nhỏ giọt máu vừa xuất hiện lên đúng phần que thử trên máy đo đường mao mạch.

Bước 3: Dùng bông cồn 70 độ ép chặt ngón tay để cầm máu và đợi vài giây cho máy hiển thị kết quả.

Bước 4: Ghi chép lại kết quả vào Phiếu theo dõi đường máu.

Nhận biết kết quả:

* Giá trị bình thường

G0: 3.9 – 7 mmol/l ( đối với phụ nữ mang thai G0: 3.9 – 5.6 mmol/l)
G2: 3.9 – 10 mml/l ( đối với phụ nữ mang thai G2: 3.9 – 6.7 mmol/l)

* Nếu G bất kỳ ≤ 3.9 mmol/l thì hạ đường máu xảy ra

* Nếu G bất kỳ ≥ 11.1 mmol/l thì chú ý lại chế độ ăn,tập luyện và sử dụng thuốc, nếu có biểu hiện bất thường thì cần đến cơ sở y tế để được tư vấn.