Điều trị mụn với phương pháp quang động học – Photo Dynamic Therapy (PDT)

1. PDT là gì?
PDT là phương pháp sử dụng chất nhạy cảm ánh sang thoa lên da, ủ trong một thời gian nhất định để chất này ngấm vào đơn vị nang lông tuyến bả. Sau đó sử dụng ánh sáng để hoạt hóa chất nhạy cảm ánh sáng này, tạo ra oxy nguyên tử và các gốc oxy hóa mạnh, phá hủy tuyến bã và tiêu diệt vi khuẩn P. acnes.
Chất nhạy cảm ánh sáng thường dùng là axit 5-aminolevulinic (ALA). Ngoài ra, còn có các chất khác như methyl aminolevulinate (MAL), indocyanine, axit indole-3-acetic.
Nguồn ánh sáng thường dung là đèn LED, IPL, Laser.

2. PDT có tác dụng như thế nào?
– Diệt vi khuẩn sinh mụn P. Acnes.
– Giảm kích thước tuyến bả nhờn, giảm tiết bả nhờn.
– Giảm tình trạng mụn
– Thu nhỏ lỗ chân lông.

3. PDT được chỉ điều trị khi nào?
– Mụn trứng cá mức độ trung bình đến nặng.
– Các thể mụn trứng cá kháng trị với isotretinoin uống hoặc bệnh nhân không dung nạp các tác dụng phụ khi điều trị với isotretinoin uống.
– Mụn trứng cá ở trẻ dưới 16 tuổi hoặc bệnh nhân đang mong muốn có thai.
– Có thể áp dụng như là đơn trị liệu trong một số trường hợp đặc biệt.
– PDT có thể là trị liệu đơn độc hoặc phối hợp với các phương pháp điều trị mụn trứng cá khác như Laser, IPL, Peel da, tiêm thuốc mụn…

4. Chống chỉ định của pdt trong trường hợp nào?
Trong điều trị mụn, thời gian đầu có thể điều trị 2-4 tuần/lần cho đến khi mụn ổn. Hiệu quả có thể thấy được sau một lần thực hiện, tuy nhiên để thấy rõ rệt thì cần thực hiện một số liệu trình. Những tác dụng phụ của liệu pháp quang động lực đa số là thoáng qua và chấp nhận được.
Sau khi thực hiện, da có thể có hiện tượng châm chích thoáng qua, ửng đỏ và bong da nhẹ. Để hạn chế tác động này quá mức, bạn có thể sẽ được bác sĩ hướng dẫn ngưng các thuốc bôi có tác động bong da như retinoid trước khoảng 2 ngày và tiếp tục sử dụng lại khi da đã cơ bản hồi phục lại.
Trong khoảng hai ngày sau điều trị liệu pháp quang động lực, nên giữ không cho tiếp xúc với ánh nắng trực tiếp và sử dụng kem chống nắng để bảo vệ da vì thuốc sẽ làm gia tăng nhạy cảm ánh sáng, dễ gây bong tróc da hoặc bỏng nắng.

5. Quy trình điều trị của pdt ra sao?
– Bước 1: Tẩy trang, rửa mặt.
– Bước 2: Xông hơi nóng trong 5 – 10 phút.
– Bước 3: Hút mụn cám – Lấy nhân mụn.
– Bước 4: Sát trùng các vị trí lấy nhân mụn.
– Bước 5: Đắp mặt nạ PDT trong 90 phút.
– Bước 6: Rửa mặt lại cho khách hàng.
– Bước 7: Chấm thuốc trị mụn.
– Bước 8: Chiếu đèn LED ánh sáng xanh 20-30 phút.
– Bước 9: Thoa kem dưỡng da mụn.

6. Liệu trình điều trị như thế nào?
– Liệu trình điều trị thông thường từ 1-2 tuần/lần trong giai đoạn đầu.
– Khi tình trạng mụn đã cải thiện thì khách hàng có thể duy trì điều trị 1-2 tháng/lần.

7. Điều trị bằng pdt có thể gây ra biến chứng gì?
Điều trị mụn với PDT là phương pháp điều trị khá an toàn.
Biến chứng nếu có xảy ra thì thường liên quan đến kỹ thuật lấy nhân mụn và công suất nguồn sáng. Các biến chứng có thể gặp:
– Đỏ và đau ở các vị trí lấy nhân mụn, thường mất đi sau 24h.
– Hồng ban, mụn nước, phát ban mụn mủ vô trùng kéo dài vài ngày đến 1 tuần (Thường liên quan đến chiếu tia liều cao kéo dài). Dưỡng ẩm và các phương pháp làm mát da sau chiếu tia có thể khắc phục tình trạng này.

8. Chăm sóc sau điều trị với pdt thế nào?
Ngoài vấn đề theo dõi các biến chứng có thể xảy ra sau điều trị, chăm sóc sau điều trị với PDT chủ yếu là việc chăm sóc dành cho làn da nhờn mụn.
– Da có thể đỏ nhẹ tại một số vị trí lấy nhân mụn, thông thường da sẽ trở lại bình thường trong vòng 24h.
– Tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời trong 24h đầu sau PDT.
– Cần theo dõi các dấu hiệu hồng ban, mụn nước, phát ban mụn mủ sau PDT và chiếu tia. Dưỡng ẩm và làm mát da có thể hạn chế và khắc phục tình trạng này.
– Rửa mặt nhẹ nhàng ngày 2 lần bằng nước sạch hoặc nước ấm với sữa rửa mặt.
– Không sờ, không nặn hoặc bóp mụn. Điều này có thể gây nhiễm trùng và sẹo.
– Chăm sóc da và lấy nhân mụn đúng cách.
– Sử dụng kem chống nắng mỗi khi ra ngoài, dù trời râm mát.
– Chỉ sử dụng kem chống nắng và các mỹ phẩm trang điểm không dầu, không bít tắc lỗ chân lông và không sinh nhân mụn.
– Để mái tóc gọn gàng, sạch, không nên để tóc chạm vào da mặt hoặc trùm qua mặt. Nếu tóc dài nên cắt ngắn đến ngang vai và búi tóc.
– Hạn chế thức ăn đồ uống cay nóng, thức ăn ngọt, hạn chế sữa động vật, đặc biệt là sữa tách béo.
– Tăng cường bổ sung dinh dưỡng cần thiết trong khi bị mụn.
– Nên uống nhiều nước, tránh thức khuya, tránh stress
– Vệ sinh môi trường xung quanh, thay khẩu trang, vệ sinh chăn ga gối thường xuyên.
– Sử dụng các sản phẩm chăm sóc hoặc điều trị dành cho da mụn cần được sự tư vấn của bác sỹ chuyên khoa da liễu.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Điều trị cười hở lợi

1. Cười hở lợi là gì? - Cười hở lợi hay cười lộ nướu là tình trạng lộ nướu hàm trên quá mức khi cười,...