Những điều cần biết về xuất huyết tiêu hóa trên

1. Xuất huyết tiêu hóa trên là gì?
Xuất huyết tiêu hoá (XHTH) trên là tình trạng máu chảy ra khỏi lòng mạch của đường tiêu hóa trên vào trong ống tiêu hóa. Biểu hiện lâm sàng là nôn ra máu, đi cầu phân đen.

2. Những nguyên nhân nào gây xuất huyết tiêu hóa trên?
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến xuất huyết tiêu hóa trên. Nguyên nhân thường phụ thuộc vào giải phẫu vị trí của các bộ phận trong hệ thống tiêu hóa, bao gồm:
– Nguyên nhân từ thực quản: chảy máu từ tĩnh mạch thực quản giãn, ung thư thực quản, viêm loét thực quản do nhiễm trùng, polyp thực quản,…
– Nguyên nhân từ dạ dày – tá tràng: loét dạ dày tá tràng xuất huyết, viêm dạ dày cấp, tĩnh mạch dạ dày giãn trong tăng áp cửa, Polyp dạ dày tá tràng chảy máu, ung thư dạ dày,…
– Chảy máu từ mật – tụy: chảy máu đường mật, chảy máu từ tụy.
– Chảy máu do các bệnh về máu: sốt xuất huyết, xuất huyết giảm tiểu cầu, bệnh bạch cầu, suy tủy, suy gan nặng…

3. Xuất huyết tiêu hóa trên thường có các triệu chứng nào?
– Dấu hiệu báo trước:
+ Đau vùng thượng vị dữ dội, đột ngột hơn mọi ngày, nhất là ở bệnh nhân có loét dạ dày, tá tràng.
+ Cảm giác cồn cào, nóng rát, mệt lả sau uống Aspirin hoặc Corticoid.
+ Khi thời tiết thay đổi (từ nóng sang lạnh, hoặc từ lạnh sang nóng), sau gắng sức tự nhiên thấy: chóng mặt, hoa mắt, mệt mỏi, thoáng ngất, lợm giọng, buồn nôn và nôn.
+ Bệnh nhân đang trong đợt viêm nhiễm đường mật cấp.
– Triệu chứng xuất huyết: nôn ra máu, đi cầu phân đen.

4. Điều trị xuất huyết tiêu hóa trên như thế nào?
4.1. Mục tiêu điều trị
– Giảm sốc do mất máu cho bệnh nhân.
– Điều trị nguyên nhân gây xuất huyết đem lại sự an toàn cho bệnh nhân.

4.2. Điều trị cụ thể
– Điều trị nội khoa:
+ Ổn định huyết động bằng cách truyền máu, truyền dịch, thuốc cầm máu và các thuốc khác.
+ Nội soi dạ dày tá tràng tìm nguyên nhân và can thiệp qua nội soi (kẹp cầm máu, tiêm cầm máu, thắt tĩnh mạch, truyền máu,…)
– Điều trị ngoại khoa: khi không đáp ứng điều trị nội khoa, thì bệnh nhân có thể được mổ hở hoặc mổ nội soi để khâu ổ xuất huyết.

5. Xuất huyết tiêu hóa trên có thể gây ra những biến chứng nào?
Nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời xuất huyết tiêu hóa trên có thể gây ra tình trạng choáng do mất máu, có thể dẫn đến tử vong.

6. Những lưu ý trước, trong và sau khi điều trị xuất huyết tiêu hóa trên là gì?
6.1. Trước điều trị
– Đặt tư thế nằm đầu bằng hoặc kê gối mỏng dưới vai, nghiêng người sang trái.
– Hướng dẫn thay đổi tư thế nhẹ nhàng.
– Khai rõ các triệu chứng cho nhân viên y tế, thực hiện các xét nghiệm kiểm tra theo yêu cầu của bác sỹ.

6.2. Trong điều trị
– Tuyệt đối không vận động mạnh hay di chuyển nhiều
– Giữ cho tinh thần thư giãn thoải mái, tránh xa áp lực, căng thẳng, suy nghĩ tiêu cực. Có thể tìm đến các giải pháp như nghe nhạc, đọc sách báo, trò chuyện cùng người thân

Bên cạnh tuân thủ theo phác đồ điều trị của Bác sỹ, việc giữ cho tinh thần thoải mái, cân bằng cũng rất quan trọng đối với cải thiện bệnh

– Tuân thủ phác đồ điều trị của bác sỹ
– Ăn các loại thức ăn nhẹ, dễ tiêu hóa như cháo loãng, súp, canh hầm nhừ và có thể uống sữa, nên ăn lượng thức ăn ít, chia nhỏ bữa ăn, tránh để bụng quá đói hay quá no.

6.3. Sau điều trị
– Nếu thấy có các triệu chứng bất thường, nên tới bệnh viện để kiểm tra
– Dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sỹ
– Tăng cường bổ sung các loại thực phẩm giàu chất xơ, các hoa quả tươi vào khẩu phần ăn hằng ngày
– Bổ sung lượng nước mà cơ thể cần 2 – 2.5 lít mỗi ngày để hệ thống tiêu hóa làm việc tốt hơn
– Cần chế biến thức ăn chín hoàn toàn, chia làm nhiều bữa nhỏ, khi hệ thống tiêu hóa đang tổn thương nên ưu tiên cháo, súp.
– Cần có lối sống lành mạnh, cân bằng thời gian làm việc và nghỉ ngơi, chăm chỉ rèn luyện thể dục thể thao để nâng cao thể trạng.

7. Dự phòng xuất huyết tiêu hóa trên như thế nào?
– Tránh xa các thức uống chứa cồn và các chất kích thích như: rượu bia, trà đặc, cà phê.

Sau điều trị xuất huyết tiêu hóa, cần tuyệt đối tránh đồ uống có cồn, chất kích thích

– Hạn chế tiêu thụ thức ăn nhanh, đồ ăn nhiều dầu mớ hay gia vị, đồ chế biến sẵn, đồ ăn quá lạnh hoặc quá nóng
– Bản thân có tiền sử bị bệnh đường tiêu hóa thì nên thăm khám kiểm tra định kì
– Hạn chế dùng các loại thuốc có khả năng gây xuất huyết tiêu hóa. Nếu phải sử dụng các loại thuốc có nguy cơ gây xuất huyết cần theo chỉ dẫn của bác sỹ, theo dõi các triệu chứng sau và đi khám kiểm tra ngay:
+ Đau vùng thượng vị dữ dội
+ Nôn ra máu
+ Đi cầu phân đen
+ Triệu chứng mất máu cấp: chóng mặt, hoa mắt, mệt mỏi, thoáng ngất
+ Thiếu máu: da xanh, niêm nhợt.

Để xem và tải ấn phẩm chất lượng cao, nhấn vào nút “Tải Xuống” phía dưới:

Đơn vị Tiêu hóa Gan mật Bệnh viện Đa khoa Gia Đình quy tụ đội ngũ bác sỹ chuyên gia có nhiều năm kinh nghiệm về phòng ngừa, chẩn đoán và điều trị bệnh lý hệ tiêu hóa. Kết hợp với việc đầu tư trang thiết bị hiện đại giúp đưa ra những chẩn đoán chính xác và phác đồ điều trị phù hợp cho từng bệnh nhân.
Nổi bật là hệ thống nội soi ống mềm Olympus – Nhật Bản, vượt trội với dải tần ánh sáng hẹp (Narrow Banding Imaging – NBI) cho phép triển khai thành công các kỹ thuật tiên tiến như: nội soi chẩn đoán và điều trị xuất huyết tiêu hóa, lấy dị vật đường tiêu hóa, mở thông dạ dày ra da; nội soi tầm soát ung thư sớm dạ dày, đại trực tràng theo tiêu chuẩn quốc tế, không đau và nhanh hồi phục.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào cần được hỗ trợ, đừng ngần ngại kết nối với Bác sỹ Family qua:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Điều trị cười hở lợi

1. Cười hở lợi là gì? - Cười hở lợi hay cười lộ nướu là tình trạng lộ nướu hàm trên quá mức khi cười,...