Điều trị bệnh xương khớp bằng liệu pháp PRP

Thoái hóa khớp là bệnh khớp mạn tính rất thường gặp và là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây đau, giảm hoặc mất khả năng vận động ở người cao tuổi. Liệu pháp huyết tương giàu tiểu cầu tự thân (PRP -Platelet Rich Plasma) đã mở ra một hướng mới điều trị bảo tồn thoái hóa khớp với đích tác động tới căn nguyên của bệnh là sụn khớp.

Quy trình chiết tác huyết tương giàu tiểu cầu như thế nào?

Huyết tương giàu tiểu cầu được chiết tách từ chính máu của người bệnh, được thực hiện bằng cách lấy khoảng 20-50ml máu. Sau đó tiến hành ly tâm để loại bỏ hồng cầu, bạch cầu, thu về lượng huyết tương có nồng độ tiểu cầu gấp 4-8 lần so với huyết tương bình thường.

Tiểu cầu sau khi đã được hoạt hóa được sử dụng để tiêm trực tiếp vào vùng cần điều trị của bệnh nhân. Máu giàu tiểu cầu đa phần được lấy được lấy từ tĩnh mạch cánh tay của bệnh nhân.

Cơ chế hoạt động của PRP là sau khi được tiêm vào vị trí tổn thương, sẽ phóng thích các yếu tố tăng trưởng, kích thích quá trình làm lành vết thương, tăng trưởng mô, sợi.

Đối tượng nào nên và không nên lựa chọn liệu pháp PRP cho các bệnh xương khớp nào?

Nhóm bệnh thường có chỉ định điều trị bằng tiêm PRP:

  • Bệnh lý chóp xoay (viêm, rách chóp xoay).
  • Viêm điểm bám gân tại vùng khuỷu, vùng cổ tay, gối.
  • Viêm gân hoặc các bệnh lý về gân khác.
  • Chấn thương sụn chêm và dây chằng.
  • Thoái hóa khớp.

Những những trường hợp sau đây không nên tiêm PRP trong điều trị bệnh xương khớp.

  • Người có nồng độ Hemoglobin máu dưới 110g/l.
  • Người có tiểu cầu máu dưới 150.000 /mm3.
  • Thai nghén.
  • Bệnh nhân thoái hóa khớp gối chưa loại trừ được các bệnh kèm theo như viêm khớp gối nhiễm khuẩn (viêm khớp mủ, lao khớp).
  • Bệnh nhân tiêm corticoid/ acid hyaluronic tại khớp gối tổn thương với mũi tiêm gần nhất trong vòng 6 tuần trước.

Đặc biệt thận trọng với bệnh nhân đái tháo đường, tăng huyết áp, viêm khớp dạng thấp, bệnh máu trong đó có các bệnh lý rối loạn chức năng tiểu cầu, bệnh lý tim mạch nặng, suy giảm miễn dịch, đang dùng liệu pháp chống đông… Chỉ thực hiện thủ thuật tiêm PRP khi các bệnh lý trên đã được kiểm soát tốt.

Ưu điểm của điều trị PRP trong bệnh xương khớp

  • Loại bỏ được tác dụng phụ như nhiễm trùng và phản ứng dị ứng, đặc biệt không gây nguy cơ truyền nhiễm.
  • Do việc gây tê ở khu vực nhỏ nên giảm sẹo, hoặc sẹo rất rất nhỏ, đồng thời liệu pháp PTP còn giúp việc đóng vết thương nhanh hơn.
  • Các yếu tố tăng trưởng trong các tiểu cầu thúc đẩy tăng trưởng của tế bào da mới liên tục.
  • Hiệu quả sinh học của huyết tương giàu tiểu cầu trên quá trình tái tạo mô rất đáng kể. Các tài liệu đã công bố cho thấy rằng lợi ích thực sự của huyết tương giàu tiểu cầu là giảm đau tuyệt vời ở vùng điều trị.

So với các phương pháp điều trị truyền thống là sử dụng thuốc, trường hợp nặng có chỉ định phẫu thuật, PRP được đánh giá cao về sự an toàn và giúp chấm dứt cơn đau nhanh chóng tới 80-90%. 

Với tác động vào cơ chế bệnh sinh của bệnh thoái hóa khớp, kỹ thuật tách chiết PRP đơn giản, an toàn, liệu pháp điều trị PRP đang hứa hẹn là một trong những lựa chọn điều trị tốt cho bệnh nhân mắc các bệnh lý cơ xương khớp, đặc biệt là thoái hóa khớp.

Nhằm giúp bệnh nhân hiểu rõ hơn về liệu pháp điều trị này, ngày 8.11.2018 tới đây, Bệnh viện Đa khoa Gia Đình tổ chức chương trình giới thiệu “PRP trong điều trị các bệnh lý cơ xương khớp”, với sự giới thiệu và tham vấn của Ths. Bs Lê Văn Tư – người đã có kinh nghiệm điều trị hơn 2.500 ca điều trị thoái hoá khớp với PRP từ năm 2009 đến nay.

Đặc biệt, bệnh viện sẽ dành tặng phiếu quà tặng trị giá 10% chi phí liệu trình điều trị bằng PRP cho các cá nhân đăng ký tham gia chương trình.

Thông tin chi tiết, xem thêm tại đường link: https://www.facebook.com/events/340969256662236/